Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về xử lý vi phạm nồng độ cồn trong máu khi tham gia giao thông

Vấn đề tạm giữ phương tiện, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ được quy định cụ thể như thế nào? Luật sư tư vấn như sau:

Tham gia giao thông là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Với tình hình giao thông phức tạp như Việt Nam hiện nay thì việc người tham gia giao thông vi phạm các quy định liên quan đến giao thông là vấn đề khó tránh khỏi. Vậy khi vi phạm giao thông người vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào? Mức phạt với các lỗi vi phạm cụ thể là bao nhiêu? Có bị tước giấy phép, tạm giữ phương tiện, giấy tờ hay không?... Để được tư vấn cụ thể các vấn đề liên quan quý khách vui lòng liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như liên hệ tư vấn qua điện thoại, gửi Email tư vấn hoặc tư vấn qua tổng đài.

Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo nội dung chúng tôi tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về vấn đề này.

Nội dung câu hỏi: Xin tư vấn: Trong trường hợp cảnh sát giao thông xử lý vi phạm về nồng độ cồn tối đa trong máu (điểm c, khoản 7, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Trong trường hợp này nếu tôi có để một số giấy tờ tùy thân, giấy tờ nhà, tiền bạc trong cốp xe, yên xe thì tôi có quyền yêu cầu được lấy các thứ đồ vật đó ra khỏi xe không? Sẽ xử lý trường hợp đó như thế nào? Theo điều nào, Luật nào cụ thể?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điểm c, khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: 

“7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.”

Tại Điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

“e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;”

Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

...

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

Theo đó, trường hợp của bạn, khi bạn bị phạt do vi phạm tại điểm c, khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì có thể bị giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến bạn và liên quan đến phương tiện vi phạm.

Theo Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính thì những giấy tờ có thể bị giữ trong trường hợp này là: giấy phép lái xe, giấy lưu hành phương tiện, các giấy tờ cần thiết khác liên quan đến phương tiện và phải được lập thành biên bản khi thực hiện giữ các giấy tờ đó.

Do đó, các giấy tờ nhà đất, giấy tờ tùy thân và tiền bạc không thuộc giấy tờ bị giữ theo quy định đã nêu trên. Do đó, bạn có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền trả lại các loại giấy tờ này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo