Luật sư Trần Khánh Thương

Quyền của người giám hộ quy định thế nào?

Người chưa thành niên hoặc người bị mất năng lực hành vi hành sự là những đối tượng không thể tự mình xác lập những giao dịch dân sự riêng. Vì vậy pháp luật đặt ra vấn đề liên quan đến đại diện, giám hộ trong trường hợp này. Vậy pháp luật quy định như thế nào về giám hộ, điều kiện thực hiện giám hộ, đại diện?

 

Câu hỏi: Thưa Luật Sư: tôi có gặp trường hợp này hơi khó hiểu xin luật sự tư vấn: Trước đây cha mẹ vợ tôi có cho vợ chồng tôi 100m2 đất, vợ chồng tôi đã cất nhà ở, đến năm 20015 vợ tôi chết, trước đó vợ chồng tôi có 2 con. Nay vì có vấn đề liên quan phía vợ, tôi xin chuyển lại 100m2 đất đó cho anh vợ tôi, nhưng ngặt nỗi con tôi con nhỏ, vợ tôi chết, Như vậy ai là người làm giám hộ cho 2 con tôi, để cùng tôi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng QSD đất nêu trên cho anh vợ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia, sau khi nghiên cứu trường hợp này của bạn chúng tôi đưa ra nội dung yêu cầu tư vấn như sau:

Thứ nhất, người đại diện của con chưa thành niên:

Căn cứ quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự 2015 thì: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

Đối với trường hợp con chưa thành niên thì tại Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: Cha, mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

Vậy trong trường hợp này của anh, nếu hai người con của anh đều là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) thì cha, mẹ sẽ được xác định là người đại diện theo pháp luật của con. Trường hợp mẹ đã chết thì cha sẽ là người đại diện theo pháp luật duy nhất của con.

Thứ hai, quyền định đoạt tài sản của người đại diện theo pháp luật:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 BLDS 2015 quy định về đại diện theo pháp luật thì: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.…”

Theo đó, trong trường hợp anh là người đại diện theo pháp luật của con anh và xác lập giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì chỉ được thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người được đại diện là con của anh. Trong trường hợp những giao dịch định đoạt tài sản của người được đại diện mà không vì lợi ích của họ thì đều được xác định là vô hiệu.

Trong trường hợp vợ của anh mất thì con của anh sẽ là người thừa kế đối với phần di sản mà vợ anh để lại. Anh là cha với tư cách là người đại diện theo pháp luật sẽ có quyền đại diện cho con thực hiện các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì lợi ích của của con và không được đem tài sản của các con tặng cho người khác.

Trường hợp khi con của anh đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) thì các con anh có quyền tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo