Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về phân chia thừa kế là đất đai khi không có di chúc

Xin chào Luật sư Công ty Luật Minh Gia! Đầu tiên em xin giới thiệu em tên P Q L, gia đình em đang gặp vướng mắt về vấn đề phân chia tài sản thừa kế nên em viết thư nay nhờ luật sư trợ giúp em. Em xin trình bày vấn đề cụ thể như sau:

Gia đình e gồm 4 người bao gồm : Ba, mẹ, em gái và em (em và em gái đang đi học).Năm 2003 trở về trước gia đình em sống riêng, khi ông nội em bệnh nặng, ông nội em kêu bà nội em kêu gia đình em về ở nhà từ đường, chăm sóc ông nội em khi ông nội em bị bệnh nặng. Khi kêu về được sự đồng ý của mọi người trong gia đình và bà con họ hàng chứng kiến,kêu ông nội họ của em làm chứng (Họ hàng với ông nội em). Ông nội em làm di chúc phân chia tài sản, nhưng khi ông nội bệnh ba em kêu có ông nội họ làm chứng thôi, vì mặt tình cảm ba em kêu tin tưởng mọi người trong gia đình nên kêu nội của em không làm di chúc cũng được, vì khi đó tâm trí rối bời lo cho nội ba em không nghĩ chuyện sau nay.

Ông nội em cũng tin tưởng gia đình nên nghe theo ba em không làm di chúc,và trong năm ông nội em mất đúng vào mùng 3 tết Nguyên đáng. Gia đình em bỏ tiền chăm lo mai táng nội cùng với số tiền phúng điếu đám tang (do bà nội em giữ).

Gia đình em sinh sống trên nhà từ đường từ năm 2003-2011 thì bà nội em cùng với Chú em và Cô e (em ruột của ba e) đâm đơn vào tòa án nhân dân huyện kiện gia đình em giành ăn một mình, và không có kêu gia đình em về ở từ đường (mặc dù bị xã hội, người dân dòng họ phản ánh).

Tòa án nhân dân Huyện có ra hòa giải, tự chia nhưng bà nội em vẫn 1,2 muốn dành nhà cho chú em (45 tuổi chưa vợ) và chia đất đai cho cô e với chú e, xác định muốn chia một khoản nhỏ góc đất để gia đình em dựng một mái nhà.

Từ năm 2011-> nay tòa vẫn ra hòa giải và kêu gia đình em vào hòa giải.

Cách đây 3 ngày tòa án gặp lại tất cả và kêu chỉ làm theo đơn khi bà nội em đâm đơn kiện, những số đơn trước bà nội em đã rút và mới đâm đơn mới.

Tòa án tuyên cáo sẽ đuổi gia đình em ra khỏi nhà, trả nhà lại cho bà nội vì gia đình em không có di chúc từ ông nội.

Giấy tờ hiện tại bà nội em đang giữ đều mang tên P C - tên ông nội em, bà nội em chỉ có duy nhất giấy hôn thú chúng nhận là vợ của ông nội em.

Mới tuyên bố ban đầu tòa án chưa xét xử. Tòa án kêu mơi nhận được đơn của bà Trần T M (bà nội em) nên làm theo đơn, vậy giờ đây gia đình em phải làm như thế nào, hiện tại hồi giờ cả dòng họ em chưa biết gì đến kiện cáo pháp luật, chỉ có bà nội em người đầu tiên làm chuyện này nên không ai biết được,và gia đình em cũng không rõ về kiện cáo lăm.

Em mong luật sư giúp gia đình em, đòi lại sự công bằng và hợp tình hợp ly, hiện tại “Đại”gia đình em mang danh “Mẹ kiện con để dành ăn” nên gia đình em bối rối và bản thân em cháu đích tôn trên danh nghĩa cũng không biết làm sao,

Em xin cảm ơn luật sư và ban chuyên ngành đã giúp đỡ em

Người gửi: Phạm Q L

Lưu ý: Để đảm bảo quyền riêng tư cho người đề nghị tư vấn, chúng tôi đã thay đổi thông tin cá nhân trong nội dung câu hỏi:

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn, nội dung bạn thắc mắc chúng tôi nghiên cứu tư vấn như sau:

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân là tài sản chung, quyền sử dụng đất hình thành trong quá trình hôn nhân là tài sản chung:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Theo như những gì mà bạn cung cấp thì trước lúc chết ông bạn có làm di chúc miệng để lại và yêu cầu ông nội họ của bạn làm chứng.Việc để lại di chúc miệng và mời người làm chứng là hoàn toàn hợp pháp nhưng phải có bắt buộc ít nhất là 2 người làm chứng và 2 người làm chứng này phải không có lợi ích liên quan đến thừ hưởng di sản thừa kế. Di chúc miệng ngay sau đó phải được người làm chứng ghi lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ, trong thời hạn 5 ngày kể từ khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.Khi có đủ các điều kiện nói trên thì di chúc mới được pháp luật công nhận.

Điều 629. Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Điều 630. Di chúc hợp pháp

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Vì vậy, trong trường hợp của gia đình bạn sẽ không được công nhận là có di chúc.Việc khởi kiện về thừa kế có thời hiệu là 30 năm kể từ ngày mở thừa kế theo quy định tại Điều 623 – Bộ luật Dân sự 2015. Đồng thời, công văn số 01/GĐ-TANDTC có thể hiện nội dung sau:

Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự "Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.

Do đó, gia đình bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về phân chia thừa kế là đất đai khi không có di chúc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn liên hệ luật sư tư vấn luật thừa kế trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo