Hoài Nam

Hỏi tư vấn về tạm giữ phương tiện giao thông

Luật sư cho hỏi thắc mắc về việc tạm giữ phương tiện giao thông như sau: Xe ô tô đỗ đúng làn đường bên phải cách mép đường 0,52cm người điều khiển xe máy say rượu lao vào xe ô tô đang đỗ gây tai nạn. Ô tô bị nổ lớp xe, vớ gương xe và đèn xe, nhưng người điều khiển xe máy phải nhập viện. Vậy công an giao thông giữ phương tiện ô tô không gây tai nạn là bao nhiêu ngày và giải quyết đối người lái xe gắn may như thế nao xin cảm ơn.

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

 

- Về tạm giữ phương tiện giao thông

 

Theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

 

“1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

 

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

...

 

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

...

 

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

 

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

 

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

 

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

 

Như vậy, thông thường thời hạn tạm giữ xe của bạn sẽ là 7 ngày (một số trường hợp có thể kéo dài 30 ngày);  trường hợp đặc biệt có thể xin gia hạn tạm giữ xe nhưng không quá 30 ngày và phải có quyết định văn bản gia hạn tạm giữ phương tiện.

 

- Về người điều khiển xe máy

 

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

 

“6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ còn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

...

8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

 

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

 

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.”

..."

 

Như vậy, người điều khiểu xe máy sẽ bị phạt hành chính, cụ thể ở đây là phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm, nồng độ cồn mà cơ quan công an kiểm tra được trong máu hoặc trong hơi thở của người đó. Ngoài việc bị phạt hành chính, người điều khiển xe máy còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự. Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 589 BLDS 2015, bao gồm:

 

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

 

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

 

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

 

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

 

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

 

4. Thiệt hại khác do luật quy định. 

 

Tuy nhiên, Điều 363 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi như sau:

 

Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi

 

Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

 

Như vậy, người lái xe máy gây tai nạn cho bạn có lỗi trong trường hợp này, vi phạm một trong các hành vi bị cấm "Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn." (khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2009). Sau khi cơ quan công an đánh giá chính xác về vấn đề lỗi của hai bên thì sẽ có quyết định về việc bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại về tài sản cho bạn sẽ còn phải chịu toàn bộ chi phí sửa xe nếu hoàn toàn do lỗi của người đó.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi tư vấn về tạm giữ phương tiện giao thông. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV: Hồng Nhung - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo