Lại Thị Nhật Lệ

Tư vấn về cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại công ty cổ phần có vốn nhà nước.

Tại cơ quan tôi, một Công ty nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa, chủ tịch đương nhiệm của Công ty tôi hiện đang kiêm nhiệm giữ chức danh Phó giám đốc 1 Sở (trước đây do yêu cầu quản lý nhà nước, vị này được UBND tỉnh điều chuyển về Công ty giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc, từ 01/4/2016 đã từ nhiệm chức danh Giám đốc, chỉ còn giữ chức danh Chủ tịch theo quy định).

 

Có ý kiến cho rằng, Chủ tịch công ty tôi là viên chức thì sau khi Công ty đã cổ phần hóa thì theo Luật không còn được giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị nữa (tức là viên chức nhà nước không được nắm giữ chức danh quản lý tại các doanh nghiệp, dù Công ty chúng tôi sau cổ phần hóa Nhà nước vẫn nắm giữ 65% vốn, mà chỉ được đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp).

 

Vậy, tôi xin trân trọng gửi tới quý Luật sư rằng, việc Chủ tịch Công ty tôi sẽ vẫn giữ chức danh Chủ tịch HĐQT sau khi Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần có sai Luật không? Nếu trường hợp là trái quy định của Pháp luật thì để vẫn được giữ chức danh Chủ tịch HĐQT thì người đó phải đảm bảo có điều kiện gì? Giả sử cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chỉ định cho viên chức này được đại diện phần vốn của nhà nước tại Công ty, được ứng cử thành viên HĐQT, nếu đủ số phiếu tiếp tục nắm giữ chức danh Chủ tịch HĐQT thì có đúng các quy định Pháp Luật? hoặc xin chuyển công tác không giữ chức danh Phó giám đốc Sở, hoặc hồ sơ của viên chức phải luân chuyển như thế nào mới đảm bảo được là thành viên HĐQT và chủ tịch HĐQT?

 

Tôi rất mong nhận được phản hồi ý kiến tham vấn của quý Luật sự về vấn đề này! Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc quý Luật sư cùng cơ quan, gia đình mạnh khỏe và ngày càng phát triển.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại công ty cổ phần có vốn nhà nước. . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng kính chào!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Căn cứ theo Điều 18 luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về  quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp:

 

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

 

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

 

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
… 

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

 

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

 

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
… "

 

Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 luật viên chức năm 2010 quy định về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định:

 

“3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”

 

Căn cứ theo khoản 8 điều 4 luật doanh nghiệp 2014: “8. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.” như vậy,công ty nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa có 65% vốn nhà nước không phải là doanh nghiệp nhà nước. Và theo quy định của pháp luật viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành, thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần v.v.. Do đó, trong trường hợp trên doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thành doanh nghiệp có 65% vốn nhà nước nên viên chức không được tham gia quản lý, điều hành ví dụ như giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị v.v.. 

 

Căn cứ theo Điều 6 nghị định 106/2015/ NĐ – CP  quy định về kiêm nhiệm đối với người đại diện:

 

“1. Không là cán bộ, công chức, viên chức.

 

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử làm người đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức).

 

2. Không kiêm nhiệm làm đại diện ở tập đoàn, tổng công ty, công ty khác do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu.

 

3. Không được giao hoặc ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được chủ sở hữu giao.

 

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc.

 

5. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc.”

 

Theo quy định nghị định 106/2015/NĐ – CP quy định về quản lý đại diện phần vốn nhà nước giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ: “Người đại diện phần vốn nhà nước được bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) làm chủ sở hữu vốn đầu tư vào các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa.” 

 

Người đại diện được cử, bổ nhiệm giữ chức danh quản lý phải đủ các điều kiện theo quy định tại điều 6 nghị định 106/2015/NĐ – CP. Người kiêm nhiệm không  là cán bộ, công chức, viên chức.Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử làm người đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức).

 

Do đó, Cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được chỉ định để đại diện phần vốn góp nhà nước. Trong trường hợp được cử làm người đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại công ty cổ phần có vốn nhà nước. . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
Cv: Vũ Nga – Luật Minh Gia. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo