Hoàng Tuấn Anh

Tư vấn về xây dựng bảng lương và các chi phí trợ cấp cho nhân viên

Luật sư tư vấn về vấn đề khi xây dựng thang bảng lương có thể không ghi lương của giám đốc được không? Và các chi phí được chi cho nhân viên mà không bị tính vào mức thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội. Nội dung cụ thể như sau:

 

Chào Luật Sư Em đang xây dựng Thang bảng lương, Nội quy và Quy chế tiền lương, thưởng cho công ty nhưng đang có một số vấn đề chưa nắm rõ luật, muốn tham khảo ý kiến của luật sư: 

Vấn đề 1: Công ty em là Cty TNHH gồm 2 thành viên góp vốn (mỗi người 50%). Anh T giữ chức vụ Giám đốc, (nhưng hiện tại anh T đang là nhân viên của một công ty khác). Theo luật BHXH thì anh T phải tham gia BHXH, nhưng khi em liên hệ cơ quan BHXH thì họ trả lời là một cá nhân chỉ được tham gia BHXH một nơi duy nhất. Vậy, trong Thang bảng lương em không ghi lương của Giám đốc có được không? Vì giám đốc cũng không muốn đóng thêm thuế TNCN.

Vấn đề 2: Các khoản trợ cấp: tiền điện thoại, xăng xe, trang phục, nhà ở cho nhân viên em chi không quá mức quy định, nhưng tất cả các khoản này đều chi vào lương và chi bằng tiền mặt thì có bị khấu trừ thuế TNCN, có đóng BHXH hay không? Có cách nào để em có thể đưa các khoản này vào chi phí nhưng không ảnh hưởng đến TNCN và BHXH của nhân viên. Mong luật sư cố vấn giúp em để em sớm hoàn thành hồ sơ này. Thanks & Brg

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2014 về Thù lao, tiền lương và thưởng của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác:

 

“1. Công ty trả thù lao, tiền lương và thưởng cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

 

2. Thù lao, tiền lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.”

 

Theo quy định này có nghĩa là công ty trả lương cho giám đốc theo hiệu quả kinh doanh, nếu bạn không liệt kê lương của giám đốc vào bảng lương thì có thể hiểu là giám đốc không tham gia vào hoạt động kinh doanh nên không được hưởng lương. Do vậy, việc bạn không đề lương của giám đốc vào bảng lương là đúng luật, bạn hoàn toàn có thể không ghi lương của giám đốc vào bảng lương, tuy nhiên cần lưu ý là nếu bạn không ghi lương của giám đốc có nghĩa là thu nhập của doanh nghiệp cao lên thì công ty bạn sẽ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn.

 

Về các khoản trợ cấp cho nhân viên. Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC

 

Đối với phụ cấp điện thoại:

 

- Nếu khoán chi phí: Theo quy định tại công văn số 5274/TCT-TNCN ngày 9/12/2015 và Công văn số 1166/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 thì phụ cấp điện thoại được miễn thuế theo quy định của công ty. Nếu khoản tiền trợ cấp nhận được cao hơn quy định của công ty thì phải chịu thuế với khoản trợ cấp thừa ra.

 

- Nếu phụ cấp theo tiêu dùng thực tế thì được miễn hết nhưng phải có hóa đơn.

 

Tiền phụ cấp trang phục: Nếu nhận được bằng tiền: Miễn tối đa 5 triệu/1 năm. Nếu nhận được bằng hiện vật: Miễn toàn bộ.

 

Trợ cấp xăng xe, chi phí đi lại: Theo Công văn số 2192/TCT-TNCN về khoán chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên theo đó thì chi phí đi lại, xăng xe cho nhân viên mà không phải là đi công tác thì vẫn bị tính thuế thu nhập cá nhân còn nếu chi phí đi lại này dành cho việc đi công tác thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

 

Như vậy nếu bạn chi khoản như đã được pháp luật quy định thì sẽ không bị trừ vào thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội.

 

>> Luật sư tư vấn chế độ Lao động, gọi: 1900.6169

 

-------------------

Câu hỏi thứ 2 - Quản lý chuyển sang làm chuyên viên thì hưởng phụ cấp như thế nào?

 

Xin chào công ty luật minh gia.Tôi là Nguyễn thi Hà đang là hiệu trưởng trường mầm non xã Thái an, quản bạ, Hà Giang thuộc xã vùng 3 (hưởng chế độ phụ cấp thu hút, ưu đãi, thâm niên nghề, chức vụ) tôi xin chuyển công tác về phòng dân tộc huyện yên minh làm chuyên viên. Tôi xin hỏi có được bảo lưu các phụ cấp trên không?

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định: 

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

 

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

 

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;

......"

 

Trường hợp a/c chuyển từ Hiệu trường mầm non sang làm công chức Phòng dân tộc thuộc UBND cấp huyện, nhưng vẫn công tác trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì a/c tiếp tục được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định tại NĐ 116/2010/NĐ-CP ví dụ như: phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, trợ cấp lần đầu....

 

Đối với phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP thì nhà giáo trực tiếp làm công tác giảng dạy hoặc giáo dục thì sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Theo đó, a/c làm việc tại UBND huyện không còn làm công việc giảng dạy hoặc giáo dục nên sẽ không được hưởng phụ cấp này. 

 

Tương tự với phụ cấp chức vụ, a/c không còn giữ chức vụ lãnh đạo thì sẽ không thuộc trường hợp được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Trần Thanh Hương - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169