Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống

Kính gửi Luật sư! Luật sư vui lòng hướng dẫn tôi về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống (rau-củ-quả, thịt) tại khu dân cư trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Khi tôi đăng ký ở quận-huyện bị từ chối vì mặt bằng nhỏ không đảm bảo an toàn thực phẩm. Mong luật sư hướng dẫn đăng ký? Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Về thủ tục thành lập hộ kinh doanh. Bạn nộp 1 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện như sau:

Điều 71 Nghị định 78/2015. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đềnghị đăng ký hộ kinh doanhđến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dungGiấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địađiểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cưtrú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộchiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinhdoanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhânthành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ giađình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệThẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực củacác cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản saohợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhânthành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biênnhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộkinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnhồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộcdanh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợpquy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quyđịnh.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trongthời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanhcấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản chongười thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận đượcGiấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầusửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh cóquyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiênhàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấphuyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuếcùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyênngành cấp tỉnh.

Về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 5 Thông tư 15/2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Yêu cầu đối với cơ sở

1. Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.

2. Không bị ngập nước, đọng nước.

3. Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.

4. Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.

5. Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu thực phẩm kinh doanh.

6. Kết cấu nhà cửa các khu vực vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh thực phẩm; xây dựng bằng vật liệu phù hợp, bảo đảm vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.

7. Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.

8. Trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.

9. Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.

10. Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn.

11. Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.

12. Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

13. Khu vực vệ sinh của cơ sở phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm; ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người; có đủ nước sạch phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) về nước sạch số 02:2009/BYT, dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn.

14. Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.

15. Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

Tiếp đó, thông tư 33/2012 quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm.

Điều 7. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng

1. Có địa điểm cố định.

2. Địa điểm phải cách biệt với các nguồn gây ô nhiễm, khu bán thực phẩm chín hoặc khu bán thực phẩm ăn liền.

3. Có đủ nước và xà phòng để rửa tay.

4. Nước dùng trong kinh doanh thịt và phụ phẩm phải đạt tiêu chuẩn nước ăn uống theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế.

Như vậy, theo quy định trên, địa điểm kinh doanh đủ các điều kiện trên là bạn có thể được đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề này, mà không có quy định cụ thể nào về diện tích của địa điểm kinh doanh.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo