Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn nhượng quyền kinh doanh thương hiệu

Gia đình mình đang có nhu cầu mua quyền kinh doanh thương hiệu trà sữa A của công ty TNHH A. Mình đã liên hệ với công ty qua facebook hỏi về nhu cầu nhượng quyền và được công ty cung cấp cho mẫu đăng ký nhượng quyền thương hiệu. Mình có thắc mắc là cả nhà mình đều làm nhà nước thì không biết có được đứng tên kinh doanh không.

 

Và cả nhà chỉ có mình là sinh viên năm 3 thì hiện không ở nhà. ( mình muốn mở cửa hàng ở quê nhà ) thì xin tư vấn cho mình là nên để ai đứng tên và làm sao để thuyết phục được công ty A đồng ý nhượng quyền thương hiệu cho mình vì theo trong mẫu đăng ký nhượng quyền thì họ muốn biết có đủ khả năng và tâm huyết nhận quyền kinh doanh của họ không? Và mình muốn biết phí dịch vụ tư vấn nhượng quyền này là bao nhiêu? Mong nhận được tư vấn của công ty Minh Gia.

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Hoạt động kinh doanh mà bạn nêu được gọi là nhượng quyền thương mại và bạn là bên nhận quyền theo Điều 284 luật thương mại 2005

Điều 284. Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

 Điều kiện để trở thành bên nhận quyền phải là thương nhân theo quy định tại điều 6 nghị định 35/2006/ND-CP

Điều 6. Điều kiện đối với Bên nhận quyền

Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 luật doanh nghiệp 2014  quy định về hạn chế đối tượng được phép thành lập kinh doanh:

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Vì vậy những người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được phép cấp giấy đăng ký kinh doanh. Dựa trên những điều khaonr trên tôi nghĩ rằng bạn có thể lựa chọn ra một người phù hợp. Còn việc Feeling tea yêu cầu sự tâm huyết và tiềm lực tài chính thì bạn chỉ có thể chứng minh được điều đó chứ không nhất thiết là người lớn tuổi mới có thể chứng mình được điều này bằng việc chứng mình tài sản của người đứng tên.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn