Trần Phương Hà

Thương nhân cung cấp sản phẩm cho bên mời thầu có cần phải đăng ký kinh doanh

Luật sư tư vấn về điều kiện để cá nhân thực hiện hooajt động cung cấp con giống thủ sản cho bên mời thầu . Nội dung tư vấn

Nội dung câu hỏi:Chào luật sư,Tôi xin được hỏi về Tư cách hợp lệ của Nhà Thầu, nhà đầu tư là cá nhân:Theo Khoản 2, điều 5 Luật đấu thầu: Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.Cho tôi hỏi, trường hợp của tôi: Tôi là người thu gom con giống thuỷ sản. Nếu Tôi muốn cung cấp con giống thuỷ sản cho bên mời thầu thì tôi cần có Đăng ký kinh doanh không? Và Tôi cần có chứng chỉ gì để phù hợp với Điểm b, Khoản 2, điều 5 Luật đấu thầu?Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau 

 

Thứ nhất, về vấn đề đăng ký kinh doanh

 

Theo quy định tại Điều 7 Luật thương mại 2005 thì nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân. Cụ thể:

 

"Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân

 

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật."

 

Và Điều 3 của Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về các đối tượng có thực hiện hoạt động mục đích mua bán hàn hóa, cung ứng dịch vụ nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh:

 

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

 

Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:

 

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

 

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

 

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

 

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

 

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

 

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

 

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

 

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.''

 

Như vây, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh  thủy sản thì bạn phải thực hiên thủ tục đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề này. Sau khi đăng ký kinh doanh thì có thể xem xét liên hệ với bên mời thầu để cung ứng sản phẩm.

 

Thứ hai, về điều kiện để được thực hiện hoạt động cung cấp con giống thủy sản

 

Điều kiện 'Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật" tại điểm c, Khoản 2 Điều 5 Luật đấu thầu 2013 là 1 trong các điều kiện để nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ trong hoạt động đấu thầu, không áp dụng đối với bạn.

 

Trường hợp ngoài việc thu gom cung cấp con giống thủy sản , bạn còn thực hiện các hoạt động sản xuất , kinh doanh thủy sản khác thì bạn cần đáp ứng các điều kiện để được thực hiện hoạt động này theo quy định tại Luật thủy sản 2003 và Nghị định  59/2005/NĐ-CP . Ví dụ nếu bạn sản xuất, kinh doanh giống thủy sản thì phải đáp ứng các điều kiện được hướng dẫn bởi Điểm 3 Mục III Thông tư 02/2006/TT-BTS

 

"3. Sản xuất, kinh doanh giống thủy sản (Điều 11 của Nghị định) 

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả dịch vụ lưu giữ) giống thủy sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định, cụ thể như sau: 

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp (điểm a Khoản 1 Điều 11), trừ trường hợp có thu nhập thấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 của Nghị định số 109/2004/NĐ-CP; 


 

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giữ của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y; yêu cầu bảo vệ môi trường (điểm c Khoản 1 Điều 11) theo quy định pháp luật hiện hành. 

 

Các quy định pháp luật đã được ban hành và được quy định tại Thông tư này: 

 

- Các Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Ngành đã được ban hành nêu tại mục 1, mục 2 Phụ lục 11 của Thông tư này; 

 

- Quy định tại Phụ lục 12, Phụ lục 13 của Thông tư này. 
 

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, đàn giống thương phẩm phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản do các Viện, Trung tâm nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản hoặc các trường có đào tạo về nuôi trồng thủy sản cấp, trừ trường hợp nhân viên kỹ thuật đã có trình độ trung cấp trở lên về nuôi trồng thủy sản (điểm d Khoản 1 Điều 11). 

 

d) Cơ sở sản xuất giống thủy sản phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng đối với sản xuất giống thủy sản theo quy định của Bộ Thủy sản (điểm g Khoản 1 Điều 11). Bộ Thủy sản đã ban hành quy trình kỹ thuật khuyến khích áp dụng đối với việc sản xuất một số giống thủy sản (Mục 3 Phụ lục 11 của Thông tư này). 

 

đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đực giống, cái giống thủy sản, tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng động vật thủy sản phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi, ấp trứng và công nghệ nhân giống thủy sản do các viện, trung tâm nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản hoặc các trường có đào tạo về nuôi trồng thủy sản cấp (điểm b khoản 2 Điều 11). 

 

e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đực giống, cái giống, tinh đực giống và ấu trùng động vật thủy sản phải thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng tinh, phôi và môi trường bảo quan, pha chế tinh, phôi; Quy chế quản lý khai thác, sử dụng đực giống, cái giống thủy sản, trứng giống, cấu trùng thủy sản theo quy định của Bộ Thủy sản (điểm c và đ khoản 2 Điều 11)"

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương hà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo