Luật sư Đào Quang Vinh

Thương mại điện tử là gì? Đăng ký sàn TMĐT thế nào?

Mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của thương mại điện tử. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự phát triển của thương mại điện tử. Vậy Thương mại điện tử là gì? Đăng ký sàn TMĐT thế nào?

1. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử hay E-Commerce (Electronic Commerce) là quá trình tiến hành một phần hay tất cả các hoạt động kinh doanh động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng,… thông qua các phương tiện điện tử, dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu.

Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó

Nếu như bạn đang có thắc mắc muốn tìm hiểu về Thương mại điện tử và thủ tục đăng ký sàn TMĐT, bạn có thể liên hệ với Luật Minh Gia. Luật sư và các chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về các nội dung sau đây theo quy định của pháp luật:

- Điều kiện để thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

- Trình tự, thủ tục đăng ký website dịch vụ thương mại điện tử

2. Đăng ký sàn TMĐT thế nào?

Thứ nhất: Điều kiện để đăng ký dịch vụ thương mại điện tử

Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được quy định tại điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP năm 2013; khoản 2 điều 10 và điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP năm 2018; khoản 19 điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP năm 2021 như sau:

Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2, 3 và 4 Chương III Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật;

- Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ  nội dung sau:  

+ Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; hoạt động logistics đối với hàng hóa;

+ Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.

- Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 55 và 58 Nghị định này.

Thứ hai: Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Theo quy định tại điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ- CP năm 2013, khoản 20 điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP năm 2021  quy định như sau:

- Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

- Hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

+ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

+ Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định này;

+ Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;

+ Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;

+ Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.

Như vậy cơ quan nhà nước quản lý việc đăng ký dịch vụ thương mại điện tử là Bộ Công Thương.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo