Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đặt tên thương hiệu riêng cho hàng nhập khẩu để phân phối

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và nội địa Việt Nam nhiều biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau, những xu hướng vận động của thị trường hàng hóa có những chuyển biến tương đối tích cực. Việc quản lý về sản xuất, lưu thông hàng hóa đang được kiểm soát chặt chẽ và hạn chế được sự thất thoát ngân sách nhà nước ở mức tương đối. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về thương mại.

Hàng hóa bao gồm hàng hóa sản xuất trong nước và và hàng hóa nhập khẩu, chủ thể kinh doanh hàng hóa phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật đối với trường hợp kinh doanh hàng hóa có điều kiện. Trong đó, công tác rà soát về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa cũng được triển khai một cách đồng bộ và nhất quán trên mọi miền đất nước để hạn chế tối đa hàng hóa nhập lậu hoặc tình trạng bán phá giá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường.

Bên cạnh đó, khi kinh doanh hàng hóa thì ngoại trừ các mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng, khi bán hàng hóa thì người bán phải xuất hóa đơn cho người mua và nếu như cố tình không xuất hóa đơn mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị xử lý hành chính.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Đặt tên thương hiệu riêng cho hàng nhập khẩu để phân phối.

Câu hỏi: Kính chào luật sư, em có thắc mắc mong luật sư giải đáp như sau: Hiện tại em muốn nhập phân phối mặt hàng cafe thương hiệu trung đông tại Daklak đem ra thị trường Hà Nội tiếp thị và bán em cần phải làm những gì cho đúng ạ?

Và nếu em muốn bán cafe đó nhưng muốn đặt bao bì riêng và tên thương hiệu riêng có được không ạ? Hoặc em muốn trên bao bì của họ in bằng số điện thoại liên hệ là của em có được không? Khi nhập ra ngoài này bán với số lượng ít một và không có cơ sở kinh doanh cố định em có phải đăng ký giấy phép kinh doanh không ạ?

Rất mong luật sư giải đáp hộ em. Em xin chân thành cảm ơn ạ!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về vấn đề mà bạn thắc mắc, chúng tôi xin tư vấn như sau:
1. Để phân phối mặt hàng cafe thương hiệu trung đông tại Daklak đem ra thị trường Hà Nội tiếp thị và bán em cần phải làm những gì cho đúng?

Thứ nhất, để nhập khẩu mặt hàng café này, bạn cần chú ý những điều kiện về chủ thể được quyền xuất, nhập khẩu hàng hóa (Điều 3, Nghị định 187/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài ) như sau:

-    Nếu là bạn là thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thì được nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

-    Nếu bạn là thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thì khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này và theo các quy định của pháp luật liên quan, cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công thương công bố.

Thứ hai, về thủ tục tiến hành nhập khẩu (Điều 4, Nghị định 183/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài) như sau:

- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.

- Hàng hóa nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.

- Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp trên, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Thứ ba, về điều kiện để mặt hàng mà bạn đã nhập khẩu vào Việt Nam được trưng bày, giới thiệu: (Điều 121, 122 Luật thương mại 2005)

Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu tại Việt Nam, ngoài việc đáp ứng các sau:

- Là những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh hợp pháp trên thị trường.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa và ghi nhãn hàng hoá.

- Là hàng hoá được phép nhập khẩu vào Việt Nam;

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về các loại Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

Thứ tư, về hoạt động mua bán mặt hàng mà bạn đã nhập khẩu thì căn cứ Điều 24, 25 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể, tuy nhiên nếu thuộc loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được thành lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. 

2. Và nếu em muốn bán cafe đó nhưng muốn đặt bao bì riêng và tên thương hiệu riêng có được không ạ? Hoặc em muốn trên bao bì của họ in bằng số điện thoại liên hệ là của em có được không?

Điều 9, Nghị định 19/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá quy định về Những công đoạn gia công, chế biến giản đơn không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá như sau:

"Những công đoạn gia công chế biến dưới đây, khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau được xem là giản đơn và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá:

1. Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

2. Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

3. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

4. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

5. Việc trộn đơn giản các sản phẩm, kể cả các thành phần khác nhau, nếu một hay nhiều thành phần cấu thành của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.

6. Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

7. Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này. 

8. Giết, mổ động vật."

Như vậy, bạn có quyền dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm đó các nhãn hiệu, nhãn, mác (bạn có quyền ghi cả số điện thoại của bạn) mà không làm thay đổi xuất xứ của mặt hàng mà bạn nhập khẩu.

Và về Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Điều 32, Luật thương mại 2005 quy định như sau:

“1. Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

2. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có  nhãn hàng hóa, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

3. Các nội dung cần ghi trên nhãn hàng hóa và việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

3. Bạn có phải đăng ký giấy phép kinh doanh?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh quy định như sau:

“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Quy định này chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại của cá nhân, tự mình hàng ngày thực hiện hoạt động thương mại. 
Như vậy, căn cứ vào điều kiện kinh doanh thực tế của mình, nếu bạn thấy mình thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì người hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh. Ngược lại, nếu không thuộc đối tượng trên, m
ọi tổ chức khi hoạt động thương mại, hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không do cá nhân tự thực hiện thì tất yếu phải thành lập doanh nghiệp để xác định tư cách pháp nhân cho tổ chức của mình. Thủ tục đăng ký kinh doanh, loại hình đăng ký kinh doanh bạn tìm hiểu thêm trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo