Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Công chức, viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp?

Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, ghi nhận quyền tự do kinh doanh. Theo đó cá nhân, tổ chức có quyền tự thành lập và quản lí doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Tuy nhiên trên thực tế xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, mà Luật Doanh nghiệp cũng có những quy định hạn chế quyền thành lập, quản lí cũng như góp vốn của một số đối tượng.

1. Luật sư tư vấn những đối tượng không được góp vốn, thành lập, quản lý doanh nghiệp

Pháp luật Doanh nghiệp quy định cá nhân, tổ chức đều có thể thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp cũng quy định một số quy định về một số trường hợp giới hạn đối tượng thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn và quản lý doanh nghiệp. Cán bộ, công chức, viên chức là một trong những đối tượng thuộc trường hợp mà pháp luật doanh nghiệp giới hạn. Để tìm hiểu rõ quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tìm hiểu cho bạn những nội dung như sau:

+ Các chủ thể có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp;

+ Quy định pháp luật liên quan giới hạn quyền thành lập, vốn góp, mua cổ phần, của cán bộ, công chức, viên chức;

+ Các loại hình doanh nghiệp mà cán bộ, công chức, viên chức có thể tham gia góp vốn;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, luật sư sẽ giải đáp những vướng mắc của bạn, bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Công chức, viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp

Câu hỏi: Thưa luật sư Minh Gia, cho em hỏi nếu hiện đang là nhân viên nhà nước, ăn lương và hưởng lương của nhà nước thì em có được tham gia làm 1 thành viên của công ty nào khác không ạ ? Hoặc có được đầu tư cổ phần vào các công ty khác không ạ. Chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

-> Như vậy, bạn không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

Cụ thể khoản 3 điều này quy định:

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Theo khoản 3 Điều 14 Luật viên chức về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định:

“Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”

Tại Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 có quy định:          

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.          

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.         

 - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, conkinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.          

- Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

- >Như vậy từ những phân tích trên thì cán bộ, công chức, viên chức có thể tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:          

- Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.           

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó.          

- Còn đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Công chức, viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh