Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cho vay lãi xuất cao và đưa thông tin lên CIC xử lý thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn:cho minh hỏi là nếu như pháp luật quy định mức lãi xuất 9%/ năm và khi vay tiền thì mức cho vay không vượt quá 150% mức lãi xuất nhà nước quy định. như vậy công ty cho thuê tài chính, cũng như ngân hàng cho vay tín chấp với lãi xuất 24%/ năm tức là 2%/ tháng, cao hơn mức quy định của nhà nước vậy sao không bị xử lý.

 

thậm trí khi trả chậm, bị nợ xấu lại bị đưa lên hệ thống CIC và tại sao ngân hàng hay công ty tài chính lại có được quyền đưa thông tin của người vay lên hệ thồng như vậy trong khi họ làm sai luật, trái với quy định nhà nước...! em cảm ơn !

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Khoản 1, Điều 476 Bộ luật Dân sự quy định: " Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng".

 

Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/ năm.

 

Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/ năm

 

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng

 

Như vậy, lãi suất cho vay do hai bên tự do thoả thuận, nếu lãi suất cho vay vượt quá 150%  lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì gọi là "cho vay nặng lãi". Theo đó, việc tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất 2%/tháng được gọi là cho vay lãi xuất cao. 

 

Ngoài ra, đối chiếu với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng thì khi có tranh chấp xảy ra thì pháp luật không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá quy định. 

 

Vì vậy, không phải mọi trường hợp cho vay nặng lãi đều vi phạm pháp luật.

 

Về tội cho vay nặng lãi  Điều 163 BLHS có quy định như sau bạn có thể tham khảo thêm:

“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lộtthì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

 

Lãi suất vay của anh/chị hiện gấp lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là: 2% : 1.125% = 1.8 lần.

 

Như vậy, việc tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất 2%/tháng, cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định 1.8 lần cho nên phía cho vay không vi phạm và cấu thành tội cho vay nặng lãi theo quy định của pháp luật.

 

Về vấn đề đưa thông tin khách hàng lên hệ thống CIC.

 

Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC: credit information center) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật. 

 

Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có (gọi tắt là nợ) thì Các TCTD phải báo cáo, cung cấp số liệu cho CIC - bắt buộc, định kỳ và miễn phí. 

 

Như vậy, việc các TCTD đưa thông tin tín dụng của khách hàng lên Trung tâm thông tin tín dụng là đúng quy định của pháp luật hiện hành.

 

Anh/chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại để được giải đáp:

 

Trân trọng        
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn