Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Ai đứng tên chủ doanh nghiệp khi nhiều người cùng thành lập

Xin chào luật Minh Gia!. Tôi là A cho tôi hỏi một vấn đề liên quan đến việc thành lập một doanh nghiệp xã hội. Tôi và một người bạn sắp tới sẽ cùng góp vốn thành lập doanh nghiệp xã hội, chúng tôi bỏ vốn bằng nhau.

Tuy nhiên khi đứng tên chủ doanh nghiệp chỉ có một thôi đúng không ạ? Có trường hợp hai người đều được đứng tên không ạ? Và như thế quyền hạn và nghĩa vụ mỗi người cũng sẽ khác hay như thế nào ạ? Xin công ty giúp tôi giải đáp thắc mắc này để việc thành lập không xảy ra những hiểu lầm và tranh chấp không đáng có giữa chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn!

 

Nội dung tư vấn.

Như anh trình bày ở trên, anh và bạn muốn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên và không biết ai sẽ là chủ sở hữu doanh nghiệp. Ở đây có thể khẳng định anh và bạn đều là chủ sở hữu của Doanh nghiệp, trên tinh thần Luật Doanh nghiệp 2014 chủ sở hữu của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là cá nhân / tổ chức góp vốn được gọi là "Thành viên góp vốn" . Đối với việc đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì không có mục chủ doanh nghiệp mà chỉ có đại diện theo pháp luật. Ở đây có thể bạn nhầm lẫn giữa người đại diện theo pháp luật và chủ sở hữu doanh nghiệp.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2014 thì Công ty TNHH có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Nếu cả hai bạn đều muốn làm người đại diện theo pháp luật của Công ty có thể yêu cầu trong quá trình xin cấp Giấy đăng ký kinh doanh.

Đại diện theo pháp luật trong Giấy đăng ký kinh doanh có thể là chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc không. Và Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể làm đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp hoặc không theo nhu cầu của bản thân và quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 14 Luật Doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật có trách nhiệm sau:

"1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy, trong trường hợp này anh và bạn anh cùng góp thành lập công ty với tỷ lệ phần vốn bằng nhau, như vậy hai người đều được xem là thành viên của công ty và đồng sở hữu công ty. Do đó, ở đây ai đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và là người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ do các bên thỏa thuận hoặc hai người sẽ cùng là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều 14 luật doanh nghiệp 2014. 

Anh lưu ý, ai là người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh danh thì người đấy là chủ sở hữu công ty mà chỉ thể hiện đấy là người đại diện theo pháp luật của công ty, nhân danh công ty thực hiện các giao dịch với đối tác. Còn chủ sở hữu công ty là người bỏ vốn thành lập công ty. 

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo