Lò Thị Loan

Người ra nước ngoài định cư có được tiếp tục sử dụng đất khi trở về Việt Nam không?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Vậy trường hợp Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về Việt Nam có được tiếp tục sử dụng đất không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về quyền sử dụng đất.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về quyền sử dụng đất như:

+ Nắm được các trường hợp nào có quyền sử dụng đất;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục để có quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật;

+ Biết được những trường hợp nào được thực hiện việc đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về quyền sử dụng đất.

Câu hỏi: Chào luật sư! Cho tôi hỏi mẹ tôi sang Nước ngoài định cư vào năm 1990, có để lại nhà đất cho anh tôi, sau đó anh tôi đã làm giấy quyền sử dụng đất vào năm 1995, sang năm 1996 anh tôi cũng sang mỹ định cư và có uỷ quyền sử sụng đất lại cho tôi trông coi nhà đất đến nay, vào năm 2005 mẹ tôi có làm uỷ quyền lại cho tôi và tôi đã làm giấy quyền sử dụng đất do tôi đứng tên. Bây giờ anh tôi về vn tranh chấp lấy lại nhà đất có được không? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Thông tin bạn cung cấp không đủ rõ ràng để chúng tôi xác định vấn đề, tuy nhiên chúng tôi phân tích trường hợp của bạn dựa trên những dữ kiện bạn cung cấp như sau:

Về thông tin mẹ bạn làm giấy ủy quyền lại cho bạn, chúng tôi không xác định được nội dung ủy quyền của mẹ bạn là gì? có liên quan đến mảnh đất mẹ bạn đã "để lại" cho anh trai trước đây hay không. Bộ luật Dân sự 1995 có quy định về hợp đồng ủy quyền như sau: 

Điều 585. Hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, bản chất của hợp đồng ủy quyền là bên được ủy quyền (bạn) nhân danh mẹ bạn thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền (mẹ bạn). Theo thông tin bạn cung cấp thì trước đó mẹ bạn đã để lại nhà đất cho anh trai bạn, anh trai bạn đã làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên của mình. Do đó, chúng tôi không hiểu sau đó mẹ bạn lại làm thủ tục để "ủy quyền" bạn đứng tên trên sổ đỏ bằng cách nào, vì thời điểm này nhà đang đang là tài sản của anh trai bạn, mẹ bạn không có quyền định đoạt.

Do đó, có một số vướng mắc trong thông tin sự việc mà bạn cung cấp:

1. Anh trai bạn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hợp pháp không?

2. Đất đã được cấp giấy chứng nhận cho anh trai thì tại sao mẹ bạn có thể ủy quyền sử dụng đất cho bạn?

3. Căn cứ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn là gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận với bạn có được thực hiện đúng quy định pháp luật?

Trong trường hợp của bạn, nếu giấy chứng nhận cấp cho người anh trai là có căn cứ pháp lý, thì người anh có thể dựa vào giấy tờ này để đòi lại quyền đòi lại tài sản khi quay về Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhà đất vẫn thuộc quyền sử dụng của mẹ bạn và việc mẹ bạn "ủy quyền" thực chất là tặng cho/chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn vào năm 2005 và dựa trên giấy tờ này bạn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình đúng quy định thì bạn có cơ sở để bảo vệ quyền sử dụng đất của mình.

Từ những phân tích trên, gia đình bạn cần kiểm tra lại thông tin về việc cấp giấy chứng nhận, việc "để lại" đất, "ủy quyền" sử đụng đất để xác định người có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất này. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo