LS Vy Huyền

Đảng viên vay tiền mất khả năng trả nợ có bị kỷ luật?

Tôi là một đảng viên, có vay nợ tiền của một người với số tiền là 300 triệu đồng với lãi suất 4%/ tháng (mỗi tháng trả 12 triệu tiền lãi), đến tháng 12 năm 2014 tôi đã trả gốc còn nợ lại 150 triệu và 48 triệu tiền lãi. Nhưng đến nay người cho tôi vay tiền làm đơn khởi kiện lên Uỷ ban kiểm tra huyện uỷ vì tội lừa dối chiếm đoạt tài sản. Vậy cho tôi hỏi, tôi có bị Uỷ ban kiểm tra xử lý kỷ luật không? Và trường hợp của tôi bị xử lý theo pháp luật thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Công ty Luật Minh ​Gia xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về lãi suất vay như sau: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/năm.

Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/năm. 

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 : 12 = 1,125%/tháng.

Bên cho vay đã cho bạn vay với lãi suất gấp: 4 : 1,125 = 3.5 lần lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng. Do vậy người này đã phạm tội cho vay nặng lại theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về An ninh trật tự, an toàn xã hội quy định:

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.

Do vậy bạn có thể kiện người này về tội cho vay nặng lãi.

Thứ hai, Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là “bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.” Hành vi của bạn không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên người kia không thể kiện bạn vì tội này.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo về Quy định xử lý kỉ luật đảng viên vi phạm. Cụ thể khoản 2 Điều 17 quy định như sau: Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

h) Thực hiện không đúng mức tiền cho vay trên giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; nhận thế chấp, cầm cố tài sản để cho vay không đúng quy định; trốn tránh trách nhiệm trả nợ đối với bên cho vay.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo