Nông Bá Khu

Tư vấn về tài sản đặt cọc

Cho em hỏi về việc đặt cọc khi làm việc như sau. Khi em nghỉ làm ở 1 công ty mà còn nợ công ty 1 khoản tiền là 3 triệu nhưng khi em vào công ty, công ty bắt em đặt cọc thế chấp đồ đạc trị giá bằng 5 triệu đồng. Vì em chưa có tiền trả cho công ty thì em có bị khởi tố không ạ, và cái đồ thế chấp ở công ty của em có hiệu lực gì không ạ. Quy định pháp luật thế nào, mong luật sư tư vấn giúp em. Xin cảm ơn ạ.

 

Trả lời:

 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc. Cụ thể:

 

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

 

Theo Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
 
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
 
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
 
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

…”

 

Như vậy, Giữa hai bên có thỏa thuận về vấn đề đặt cọc để trả khoản nợ công với doanh nghiệp trường hợp bạn thực hiện việc trả nợ thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nếu bạn đã thực hiện trả nợ theo yêu cầu khi đặt cọc thì công ty sẽ trả lại khoản đặt cọc cho bạn. Ngoài ra hai bên cũng có thể thỏa thuận để tài sản đặt cọc trừ thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

 

Trong trường hợp trên theo như bạn trình bày thì bạn chưa có khả năng trả nợ chứ không phải là trốn tránh nghĩa vụ trả nợ nên nếu công ty khởi kiện bạn thì chỉ có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về tài sản đặt cọc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn luật Dân sự trực tuyến - Số điện thoại: 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
CV: Trường Nghiêm – Công ty Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo