Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông như thế nào?

Luật sư tư vấn về tai nạn giao thông. Nếu gây tai nạn giao thông nhưng không bị thiết hại về tài sản và sức khỏe của người khác thì trách nhiệm như thế nào? Quy định pháp luật về vấn đề này chi tiết như sau:

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi muốn hỏi về việc người than gia giao thông đương bộ tự gây tai nạn không có ảnh hưởng người khác cũng không ai đâm vào minh có bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn  như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn muốn biết khi đang lưu thông đường bộ, tự gây tai nạn giao thông nhưng không gây thiệt hại đến người khác. Tuy nhiên, bạn không nhắc tới việc có gây tổn thất đến tài sản hay không.

Trong trường hợp này nếu bạn không gây thiệt hại cho người và tài sản khác nên sẽ không bị xử phạt hành chính do gây ra tai nạn giao thông. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông do lỗi chủ quan của bạn không tuân thủ đúng các quy tắc khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Do bạn không nói rõ phương tiện bạn điều khiển là ô tô, hay xe gắn máy, mô tô,… vậy nên tùy trường hợp cụ thể thì mức xử phạt sẽ khác nhau.

Nếu bạn gây thiệt hại đến tài sản của người khác, tài sản công cộng của nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Chương XX – Bộ luật dân sự 2015. Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự như sau:

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo