Triệu Lan Thảo

TN thuộc về ai khi GD bị tuyên bố vô hiệu do bị lừa dối?

Kính chào luật sư. Em tên A . Hiện tại em có một số vấn đề nhờ luật sư tư vấn giúp em như sau. Công ty em có làm hồ sơ cho khách vay ngân hàng. Trong hồ sơ đó bên em nâng giá trị thực của sản phẩm lên để khách được ngân hàng vay cao hơn. ( hồ sơ ngân hàng bao gồm, Hợp đồng, Hoá đơn TC bản sao). Sau khi gởi hồ sơ qua bên Ngân hàng thì bên cty em huỷ hoá đơn và hợp đồng (gởi ngân hàng) để xuất lại hoá đơn và hợp đồng khác đúng với giá trị thực của sản phẩm.

 

Trong trường hợp này nếu sau khi ngân hàng giải ngân thì bị ngân hàng phát hiện và làm đơn kiện thì công ty em phải chịu trách nhiệm gì, hay cá nhân đứng ra vay chịu trách nhiệm. ghi chú( hoá đơn , hợp đồng giữa công ty với cá nhân vay) Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp em. Em chân thành cảm ơn.

 

=> Tư vấn quy định pháp luật về giao dịch dân sự, gọi 19006169 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến cho Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 127 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự do bị lừa dối sẽ vô hiệu:

 

“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

 

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

 

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

 

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

 

Và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự đó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập;  khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

 

Do đó, trong trường hợp của bạn, nếu sau khi ngân hàng giải ngân mà ngân hàng phát hiện và làm đơn kiện thì công ty bạn sẽ phải liên đới cùng cá nhân (đứng ra vay đó) chịu trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã vay của ngân hàng, cùng với trách nhiệm bồi thường. Bởi công ty bạn và cá nhân đó đã có thỏa thuận cố ý nhằm làm cho bên ngân hàng nhầm lẫn về giá trị của sản phẩm, đây là lỗi của cả hai nên phải chịu trách nhiệm liên đới.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: TN thuộc về ai khi GD bị tuyên bố vô hiệu do bị lừa dối?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại 19006169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Chuyên viên: Lương Sen – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo