LS Dương Châm

Thủ tục chia thừa kế theo pháp luật

Nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế, trong những năm qua hệ thống pháp luật đã và đang tích cực có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và Nhà nước. Bộ luật dân sự 2015 đã dành riêng một chương để quy định về thừa kế. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về thừa kế.

Chế định về thừa kế là một trong những chế định được các nhà làm luật đặc biệt quan tâm bởi chỉ cần một quy định thiếu tính thực tế thì dễ dẫn đến sự mất cân bằng trong xã hội. Các vấn đề về thừa kế thường tập trung ở việc: Ai là người có quyền hưởng di sản thừa kế? Thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế? Di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng? Các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế? Nghĩa vụ của người hưởng di sản thừa kế như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế? Hình thức của di chúc?

Thông thường, việc thừa kế diễn ra giữa những người có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau nên giải quyết tranh chấp về thừa kế đòi hỏi người giải quyết phải có kiến thức pháp lý chuyên sâu và kỹ năng hòa giải tốt.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Thủ tục phân chia di sản thừa kế.

Câu hỏi: Cho tôi hỏi ! Khi ông Nội bà Nội tôi mất .không để lại di chúc .thì hàng thừa kế thứ nhất là 9 người con .trong đó 1người con trong đó không nhận ( vì đã được chia trước khi mất) còn lại 8 người con .

Như vậy khi được hưởng thừa kế thì Cần làm thủ tục như thế nào ?

- một người đứng ra làm thừa kế được hay không ?

- tất cả các người đồng thừa kế có lên phòng công chứng hay không ? Hay chỉ làm Văn bản đồng ý để một người thừa kế ?

- thủ tục thừa kế như thế nào ?

- chi phí khi làm thủ tục và công chứng là bao nhiêu ?

Trả lời tư vấn: Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh gia, trường hợp của anh được chúng tôi tư vấn như sau: 

Thứ nhất, theo như anh trình bày thì ông Nội, bà Nội mất không để lại di chúc nên theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015. 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”  thì trường hợp thừa kế này là thừa kế theo pháp luật.

Do có một người con không nhận thừa kế nên đây là trường hợp từ chối nhận di sản theo Điều 620 về từ chối nhận di sản cụ thể:

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Theo đó, để việc từ chối này hợp pháp thì người con đó phải lập văn bản về việc từ chối, báo cho những người thừa kế khác, người đang quản lý di sản và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Thứ hai, do đây là thừa kế theo pháp luật nên việc chia thừa kế của 8 người con còn lại trong gia đình anh được thực hiện bằng việc họp mặt những người thừa kế và thỏa thuận về việc phân chia thừa kế theo quy định Điều 656 BLDS năm 2015 về họp mặt những người thừa kế.

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

 Như vậy, ở đây 8 người thừa kế có thể thỏa thuận bằng văn bản ủy quyền  để cho một người trong số 8 người con đứng ra phân chia di sản thừa kế . Văn bản này phải có chữ ký của 8 người. Và để cho văn bản có tính pháp lý, có tính ràng buộc cao thì nên được công chứng.

Thứ ba,nếu  những người đồng thừa kế khác không thể đến văn phòng công chứng thì có thể viết văn bản ủy quyền cho chính người phân chia di sản , văn bản có chữ ký hai .Sau khi đã có văn bản ủy quyền thì người  được ủy quyền sẽ đến văn phòng công chứng nộp các giấy tờ sau:

  • Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh của những người khi nhận di sản thừa kế.
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế .
  • Bản sơ yếu lý lịch của người được ủy quyền phân chia di sản thừa kế.
  • Giấy tờ về di sản thừa kế như: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm và các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.
  • Giấy ủy quyền, giấy từ chối nhận di sản.

Thứ tư, về thủ tục  thừa kế được thực hiện như sau:

1.Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản: được tiến hành khi tám người con họp mặt những người thừa kế và lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kê, người phân chia di sản thừa kế.

2.Thủ tục công chứng : sau khi nộp các giấy tờ nêu trên thì cơ quan công chứng sẽ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng năm 2014

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác….

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

3. Thủ tục sang tên: sau khi đã có văn bản thỏa thuận thì đối những di sản như quyền sử dụng đất, xe máy, cổ phiếu..thì tám người thừa kế này sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành sang tên. Còn đối với những tài sản khác nếu các bên không có thỏa thuận thì chia đều.Những tài sản không chia được thì có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật hoặc định giá hiện vật để chia.

Thứ năm, về chi phí như sau

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT- BTC. Cụ thể:

2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a4) Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản. 

  TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

                       Mức thu

                (đồng/trường hợp)

   1

Dưới 50 triệu đồng

                         50 nghìn

   2

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

                         100 nghìn

   3

Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

   4

Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

   5

Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng

2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

   6

Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

- Về thù lao công chứng thì do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cu trú của Ông Nội, bà Nội của anh quy định mức trần và các tổ chức hành nghề công chứng niêm yết công khai tại cơ quan. Tuy nhiên, theo như chúng tôi được biết thì chi phí này không quá cao nên anh có thể yên tâm.

- Ngoài ra chi phí cho việc trả thù lao cho người phân chia di sản là do thỏa thuận của các bên thừa kế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thủ tục chia thừa kế theo pháp luật . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn khởi kiện dân sự trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo