Trần Tuấn Hùng

Thắc mắc về việc phân chia đất đai và thừa kế quyền sử dụng đất

Luật sư tư vấn, giải đáp thắc mắc về việc phân chia đất đai cho các con và các trường hợp có thể xảy ra khi đã được tặng cho trên thực tế nhưng vẫn chưa được sang tên sau đó khi người tặng cho chết và có di chúc nhưng không cho hưởng di sản.


Xin chào luật sư, kính mong luật sư giải đáp thắc mắc cho e với ạ, Cụ thể là như thế này, nhà nội e có 1 miếng đất bà cho nhà e và 2 người cô cất nhà lên ở nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của bà, bà nội có 7 người con, gồm chị Hai (người đã được nội cho đất những đã bán đi rồi), Cậu ba (là người được nội cho xây nhà lên ở tại miếng đất nhà e đang dùng rồi bán cho cậu Tư), cậu Tư (bán lại cho nhà em rồi nhận nhà tình thương của nhà nước cấp cho ở), Ba e mua lại nhà từ cậu Tư (ba em con trai út). Cô A là người con không có trong hộ khẩu nhà nội vì đã được cho người khác nuôi từ nhỏ. Cô X là người không có chồng. Cô P là con gái út đã lấy chồng nhưng ly hôn và về nhà nội ở luôn có một người con trai Cô P được nhà nước cấp xây cho căn nhà tình thương trên đất của bà nội với diện tích 40m2. Ba e cũng được nhà nước cấp xây nhà tình thương lúc đầu nội đồng ý cho xây hết đất là bằng với nhà cô P 40m2 nhưng sau đó bị mấy bà cô tác động bà k cho xây nữa chỉ cho xây 20m2 thôi. Còn 20m2 còn lại để đó rồi cô P với cô X đã xây lên liền với nhà cô phương được nhà nước cho luôn, chừa cho ba em cái tolet cũ hồi xưa cho ba e xây tolet là xong. Hiện tại dì X không có chồng là người thừa hưởng đất nhiều nhất trong miếng đất của nội em và cô có ý định sẽ chừa ra một miếng cho dì A xây nhà. Em thấy làm như vậy thật sự không công bằng một tí nào cả, Em thắc mắc là nội em giờ 84 tuổi rồi lỡ mấy bà cô dụ nội lập di chúc không chia đất cho ba em thì sau này ba em còn được ở đó k ạ?

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn về vấn đề của bạn như sau:

 

Thứ nhất, về việc bạn thắc mắc Nội không công bằng với việc chia đất của Nội đối với bố bạn và các cô?

 

Quyền sử dụng đất là thuộc sờ Nội bạn và Nội có thể tặng cho bất kỳ ai và với tỷ lệ bao nhiêu là theo ý của Nội vì chủ sở hữu tài sản, luôn có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của mình.

 

Thứ hai, nếu Nội bạn lập di chúc mà không cho bố bạn phần đất hiện tại gia đình bạn đang ở thì có hai trường hợp xảy ra:

Một là nếu bố bạn đã được sang tên thì phần đất đó thuộc quyền sở hữu của bố bạn và khi Nội mất thì bố bạn vẫn được phép ở. Nếu Nội bạn đã cho bố bạn mảnh đất đó thì bố bạn nên làm thủ tục sang tên đất.

 

Hai là nếu trước khi mất Nội bạn chưa tặng cho bố bạn hoặc khi Nội mất mà việc tặng cho chỉ nói bằng miệng, không có hợp đồng tặng cho và chưa làm thủ tục sang tên thì mảnh đất đó không phải là của bố bạn và khi Nội mất không để lại di chúc thì mảnh đất đó sẽ trở thành di sản thừa kế đươc chia cho các đồng thừa kế.

 

Căn cứ Điều 624 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

 

Và căn cứ Điều 630. Di chúc hợp pháp

 

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

 

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

 

Việc  lập di chúc là do ý chí của Nội bạn, không ai có quyền can thiệp, dụ dỗ nếu không sẽ bị vô hiệu.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Nông Diệp - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo