Luật sư Trần Khánh Thương

Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Gia đình tôi có 4 người gồm bố mẹ và tôi cùng 1 em gái. Năm 2011 mẹ tôi mất, sau đó bố tôi có làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là ngôi nhà chúng tôi đang ở đứng tên 1 mình bố tôi. Đến năm 2013 bố tôi lấy vợ thứ, 2 người không có con chung.

Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Gia đình tôi có 4 người gồm bố mẹ và tôi cùng 1 em gái. Năm 2011 mẹ tôi mất, sau đó bố tôi có làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là ngôi nhà chúng tôi đang ở đứng tên 1 mình bố tôi. Đến năm 2013 bố tôi lấy vợ thứ, 2 người không có con chung. Hiện sổ đỏ vẫn đứng tên 1 mình bố tôi. Vậy cho tôi hỏi, nếu theo quyền thừa kế thì vợ thứ của bố tôi có được hưởng thừa kế ngôi nhà này không? Và chúng tôi là các con có được hưởng thừa kế không. Vì đây là tài sản chung của bố mẹ tôi khi mẹ tôi còn sống. Tôi xin cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin anh cung cấp thì hiện tại mảnh đất trên là tài sản riêng của bố. Khi bố mất, nếu bố để lại di chúc thì tài sản của bố đẻ lại được chia theo di chúc. Nếu bố không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật, cụ thể là chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
 

Anh tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

1 |==========================

Di chúc miệng khi nào có giá trị pháp lý

Câu hỏi đề nghị tư vấn: E là cháu trai nội của ông bà. Ông nội e mất cách đây 19 năm. Bà nội e còn sống,nay bà nội e đã 82 tuổi. Ông Bà sinh được 2 người con trai và 4 con gái. Và 2 người con trai đang ở đất của ông bà nội, còn 4 người con gái đã đi lấy chồng. bố e là con  trai thứ 2. Đến nay bà e viết di chúc cho bố e 1 suốt đất vẫn thuộc quyền sở hữu của bà. Vì bà có tuổi lên bố e viết di chúc thay bà,khi viết di chúc chỉ có bà nội và chị gái và anh trai của bố e và có bố mẹ e.khi bố e viết xong di chúc bố e có đọc cho mọi người nghe. Bà nội, anh trai, chị gái đồng ý với bản di chúc và đã kí họ tên đầy đủ. Vậy cho e hỏi bản di chúc đó không có đầy đủ các con cái của bà nội thì bản di chúc đó có hợp pháp lí không.e xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
Đối với trường hợp của bạn là di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
 
Nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì di chúc miệng của bạn không có giá trị pháp lý.
 

2 |==========================

Tư vấn về việc lập di chúc

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Em chào công ty luật ạ. Cho em hỏi các anh chị về vấn đề lập di chúc.  

Gia đình em là con út ở trong nhà , chịu trách nhiệm chính nuôi dưỡng cha mẹ già( anh trai ở gần nhà, cha mẹ cũng đã từng đứng ra mua đất riêng cho anh chị nhưng chỉ trả nửa tiền đất, anh chị không quan tâm cha mẹ khi ốm đau) nên giờ cha chồng em muốn viết di chúc để lại toàn bộ đất đai cho gia đình em, cha em định tự viết di chúc (giấy chứng nhận đất đứng tên cha em).    

Vậy em xin hỏi luật sư phải cả cha mẹ viết hay chỉ cần cha viết di chúc? Sau khi viết thì cần những thủ tục gì và cần làm những gì để hợp pháp? 

Em xin cảm ơn luật sư ạ!

 

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết "Thừa kế theo di chúc theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015". Ngoài ra, về việc di chúc có cần cả hai cha mẹ cùng lập hay chỉ cần cha thôi sẽ tùy theo tài sản. Về cơ bản, cha có toàn quyền để lại di chúc định đoạt trong phạm vi tài sản của mình. Mặc dù đất này đứng tên một mình cha, nhưng nếu đất được xác định là tài sản chung của cả hai cha mẹ thì bản thân cha chỉ có quyền định đoạt một nửa thuộc về mình. Do đó nếu đất là tài sản riêng của cha, cha có quyền để lại di chúc định đoạt toàn bộ mảnh đất. Nếu đất là tài sản chung của cả hai cha mẹ, cha có quyền để lại di chúc định đoạt một nửa của mình, nếu đất là tài sản chung mà cha muốn định đoạt toàn bộ thì cần có ý kiến đồng ý của mẹ và cha mẹ có thể lập di chúc chung vợ chồng.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, anh/chị có thể tham khảo thêm qua Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh/chị.

 

3 |==========================

Quyền hưởng di sản thừa kế

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Cho tôi hỏi một số chuyện liên quan tới thừa kế đất đai. Chuyện là ba của tôi mất,trước đó ông ấy có vay mượn ngân hàng. Bây giờ mẹ con tôi muốn bán đất để trả nợ,nhưng hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha mẹ đẻ,con, vợ...nếu ông nội tôi chịu kí quyền thừa kế,còn bà thì không. Vậy hỏi,mẹ tôi có quyền bán đất được không? Cám ơn đã tư vấn ạ

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Do thông tin cung cấp không đề cập về việc bố của bạn mất có để lại di chúc hay không. Trường hợp có di chúc thì di sản thừa kế của bố bạn để lại sẽ được chia theo nội dung của di chúc đó. Trường hợp không có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể, Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

...

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau."

 

Theo quy định trên thì những người thuộc cùng hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng thừa kế ngang bằng nhau. Trường hợp không thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để xác định phần quyền của mỗi người. Bởi việc định đoạt tài sản chung của đồng sở hữu (mua bán, cho tặng, thế chấp,...) sẽ cần phải có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu (Điều 218 Bộ luật dân sự 2015).


 

4 |==========================

Tư vấn về thừa kế thế vị

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào luật sư. Tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn giúp tôi. Nhà ông nội tôi sinh được 6 người con 2 con trai 4 con Gái. Các cô đều đã đi sâydưng gia đình.( lấy chồng) bố tôi là lớn nhất. ( là con cả). Ong nội tôi có lo đất 600m vuông năm 1999 đã cắt cho bố tôi 200m vuông làm nhà. Là nhà hiện nay tôi đang ở. Bố tôi hiện giờ đã mất.( chết ) tôi là cháu đích tôn của ông. Còn 400m vuông đất còn lại là đứng tên bìa đỏ của ông tôi làm chủ sở hữu. Năm 2013 ông cho chú tôi làm nhà trên 1 phần nhỏ khoảng 170m vuông và ông chỉ nói mồm là sau này tao chết cứ thế mà ở phần nhà của ông đang ở để làm thờ tổ và giao cho tôi gánh vác cúng giỗ .Cách đây 2 tháng ông nội tôi đột ngột qua đời ko để lại di chúc khi ông chết mẹ tôi và tôi đứng da chôn cất. Bây giờ chú tôi muốn toàn bộ hai căn nhà của ông tôi và của chú  phải là nhà của chú tôi sở hữu. Nhưng với căn nhà của ông tôi thìtôi và mẹ ko đồng ý a e đã sảy da cãi vãn tranh chấp. Vậy theo luật tôi có quỳên được hưởng thừa kế hay ko và toàn bộ lô đất 400m vuông của ông tôi phải chia như thế nào là đúng pháp luật. Và tôi cần những thủng tục gì . Tôi năm nay 27 tuổi chua có vợ con là cháu đích tôn chỉ muốn dữ lại ngôi nhà của cha ông để làm nhà thờ tổ.và bây giờ tôi ko làm cho dõ dàng về lâu dài liệu 10 năm 20 năm nữa ko tôi có thể dữ đk căn nhà đó ko.

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
Vì bố anh mất trước ông nội nên phần di sản thừa kế mà bố anh được hưởng sau khi ông nội mất sẽ được chuyển giao cho anh theo trường hợp thừa kế thế vị. Việc phân chia tài sản sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất: Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

5 |==========================

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo