Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quyền thừa kế đất đai cha ông để lại không có di chúc

Hỏi: Ông, bà, cụ nội tôi (đã mất năm 1991,2004) có để lại một mảnh đất ( không có di chúc) cho 5 người con , 2 trai, 3 gái (trong đó bố tôi là con cả phụ dưỡng ông bà nội tôi + cô em gái thứ 2 (không lập gai đình mắc bệnh đã mất 1996) trước khi mất ông cụ tôi có nói bằng miệng cho bố tôi được thừa hưởng tài sản trên.

Cho đến năm 2006, năm 2009. Bố tôi cắt mảnh đất trên cho các con để ở (đã được chính quyền địa phương xác nhận đất không có tranh chấp, và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
 - Năm 2014 cô tôi, chú tôi kiện ra tòa đòi được chia quyền thừa kế mảnh đất ông bà cụ nội tôi để lại.
- Xin hỏi luật sư. Căn cứ vào điều 645 Bộ luật dân sự, Căn cứ vào Nghị quyết 02/2004, Căn cứ tại Điều 36 Pháp lệnh thừa 1990. Căn cứ vào nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990,
- Cô tôi, chú tôi có đủ điều kiện khởi kiện về thừa kế không?
- Cô tôi, chú tôi có đủ điều kiện để tòa yêu cầu chia tài sản chung không?
 Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi../.
- Xin chân trọng cảm ơn.../.
 

 
Quyền thừa kế đất đai cha ông để lại không có di chúc
Quyền thừa kế đất đai cha ông để lại không có di chúc


Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi phân tích được rằng cụ bạn mất năm 2004 và mảnh đất mà gia đình bạn sử dụng hiện nay là của cụ nội bạn để lại. Trước khi cụ mất có nói để lại cho bố bạn sử dụng mảnh đất. Tuy nhiên, việc lập di chúc miệng chỉ có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng được những quy định như sau:

Điều 651 – Bộ luật dân sự 2005. Di chúc miệng

1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Điều 652 – Bộ luật dân sự 2005. Di chúc hợp pháp

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Căn cứ theo các quy định trên, khi cụ bạn để lại di chúc cho bố bạn thì phải có ít nhất hai người làm chứng và những người làm chứng này ghi chép lại di nguyện của cụ rồi ký tên và sau đó đem công chứng hoặc chứng thực thì di chúc miệng mới có hiệu lực pháp luật. Thời điểm mở thừa kế được tính bắt đầu từ khi cụ bạn mất năm 2004. Do đó, có thể thấy di chúc miệng trên của cụ bạn đã bị vô hiệu và quyền thừa kế di sản thuộc về tất cả các cháu do ông bà bạn đã mất.

Theo như thông tin trên, năm 2006, 2009 bố bạn đi làm thủ tục cắt đất để chia cho các con đồng thời làm sổ đỏ thì được xã xác nhận là không có tranh chấp và đã làm sổ đỏ cho hai mảnh đất này. Do trong quá trình làm sổ đỏ, UBND xã đã dán niêm yết tại xã trưng cầu về việc đất có tranh chấp hay không để lấy đó làm điều kiện cấp GCNQSDĐ. Khi đó không có ai đứng ra tranh chấp nên vì thế việc cấp GCNQSDĐ này là hoàn toàn hợp pháp. Tuy năm 2014 chưa hết thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế, tuy nhiên khi làm thủ tục cấp GCN cho gia đình bạn, nếu như thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm thì cô chú bạn đã phải làm đơn khiếu nại lên UBNDX về việc này. Tuy nhiên, họ đã không làm. Điều đó chứng minh tại thời điểm cấp GCNQSDĐ họ mặc nhiên đồng ý với quyết định của UBNDX về việc đất không có tranh chấp. Do vậy, năm 2014 cô chú bạn vẫn có quyền khởi kiện, tòa vẫn nhận thụ lý đơn nhưng khi xét xử thì gia đình bạn sẽ được bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền thừa kế đất đai cha ông để lại không có di chúc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Luật gia Đào Quang Vinh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo