LS Thanh Hương

Quy định về xử lý nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản

Luật sư tư vấn về trường hợp xử lý nghĩa vụ trả nợ của người để lại cho người thừa kế

Xin chào Luật Minh Gia. Tôi có vấn đề này xin nhờ Luật Minh Gia tư vấn giúp gia đình tôi. Cụ thể như sau:
     Gia đình tôi có 7 người : bà nội 94 tuổi, bố mẹ (bố là cán bộ nhà nước sắp nghỉ hưu, mẹ nghỉ mất sức ở nhà không có việc làm ), Tôi là con trai đầu và 3 người em đều là giáo viên. Cách đây 1 tháng, bố tôi vì bị bệnh hiểm ngèo đã qua đời. Khi còn sống bố tôi có giấu mẹ con tôi vay của ông A số tiền là 300 triệu (giấy vay nợ viết tay, chỉ mang tên bố tôi, không nói mục đích sử dụng, không có lãi suất và không có công chứng nhà nước) và vay của ông B số tiền 200 triệu (giấy viết tay mang tên bố tôi, mục đích sử dụng là chung tiền để buôn bán, không có công chứng nhà nước). Số tiền này sau đó bố tôi đánh bạc đã thua hết. Khi bố tôi chết thì tiền tuất mà mẹ và bà tôi được hưởng khoảng 200 triệu, căn nhà của bố mẹ tôi khoảng 700 triệu và bố mẹ tôi cùng đứng tên vay ngân hàng còn nợ lại 250 triệu (có mua bảo hiểm 100%). Theo tôi được biết là ông A và ông B đã làm đơn kiện gửi công an và tòa án.
     Như vậy mẹ con tôi có phải trả nợ cho ông A và ngân hàng thay cho bố tôi hay không? Nếu phải trả thì là bao nhiêu? Gia đình tôi rất bối rối không biết phải xử lý thế nào. Kính mong Luật Minh Gia tư vấn giúp gia đình chúng tôi. Gia đình tôi xin cám ơn.
 

Trả lời
 
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
 
Pháp luật dân sự không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản nên hợp đồng vay tiền mà bố của bạn đã xác lập dù là giấy viết tay không có công chứng thì vẫn có hiệu lực. Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng:
 
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
 
Căn cứ vào quy định trên, nếu gia đình bạn chứng minh được số tiền vay không để thực hiện nhu cầu của gia đình thì nghĩa vụ trả tiền này chỉ thuộc về bố bạn. Còn khoản vay ngân hàng do cả bố và mẹ bạn cùng xác lập nên nghĩa vụ trả nợ cũng sẽ liên quan đến mẹ bạn.
 
Khi bố bạn đã qua đời thì vấn đề tài sản sẽ được xử lý chia tài sản khi ly hôn trước, sau đó mới tiến hành chia thừa kế. Lúc này, mẹ bạn sẽ nộp đơn xin ly hôn vì một bên đã mất, Tòa án sẽ tiến hành chia tài sản chung của bố mẹ bạn theo tỷ lệ đóng góp, không xác định được tỷ lệ đóng góp thì chia đôi. Phần tài sản của bố bạn sau khi chia sẽ dùng để thanh toán nghĩa vụ trả nợ đối với A và B trước, tài sản còn lại mới tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Nếu tài sản thừa kế không thể thanh toán toàn bộ khoản nợ thì Với trường hợp của gia đình bạn thì gia đình nên gặp A và B để thỏa thuận rút đơn, tránh việc kiện ra Tòa án làm mất thời gian và chi phí. 


Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quy định về xử lý nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Chuyên viên Khánh Linh - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo