Nguyễn Ngọc Ánh

Quy định về thu phí, lệ phí trong tố tụng dân sự

Xin cho tôi hỏi tôi làm đơn li hôn nhưng chồng tôi không chịu lên tòa. Sau nhiều lần gọi mà chồng tôi không lên.

 

Nội dung yêu cầu: Nên sau đó tòa yêu cầu tôi làm đơn để họ về địa phương nơi chồng tôi sống để thu thập xác minh thông tin. Họ yêu cầu tôi nộp tiền để xác minh. Điều đó có hợp lệ không? Trường hợp của tôi có thể xin xử vắng mặt được không? Tôi đơn phương li hôn. Chúng tôi cũng không có con chung, không có tài sản chung, thời gian chung sống mới được 7 tháng. Rất mong đc chuyên gia tư vấn giúp tôi.

 

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của chị được tư vấn như sau:

 

1. Họ yêu cầu tôi nộp tiền để xác minh, thu thập thông tin. Điều đó có hợp lệ không?

 

Điều 127 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí:

 

"1. Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

 

2. Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

 

3. Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của Toà án, lệ phí nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự và các khoản lệ phí khác mà pháp luật có quy định.

 

...".

 

Căn cứ Chương IX Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì các chi phí tố tụng bao gồm: án phí, lệ phí, chi phí giám định, chi phí định giá, chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, luật sự và các khoản lệ phí khác theo Luật định.

 

Vậy, Bộ luật không quy định về chi phí để TA xác minh, thu thập thông tin của đương sự. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế thực hiện các quy định của pháp luật nên các TAND được phép thu một số khoản lệ phí khác nhằm giải quyết yêu cầu của đương sự. Để đảm bảo quyền lợi thì chị có quyền yêu cầu TAND đang thụ lý giải thích rõ về khoản lệ phí phát sinh trên.

 

2. Tôi đơn phương li hôn. Trường hợp của tôi có thể xin xử vắng mặt được không?

 

Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà:

 

"Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

 

1. Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt;

 

2. Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có người đại diện hợp pháp tham gia phiên toà;

 

3. Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này".

 

Theo quy định của pháp luật, chị có quyền gửi đơn tới Tòa án đề nghị cơ quan này tiến hành xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, để thủ tục ly hôn được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi thì chị nên thu xếp công việc để tham gia các phiên tòa theo lịch xét xử của TAND cấp có thẩm quyền.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng!

Phòng tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo