Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Nghĩa vụ thanh toán tài sản đối với người đã chết như thế nào?

Luật sư tư vấn về nghĩa vụ tài sản đối với người chết. Trường hợp người chết có một khoản nợ nhưng chưa thanh toán được vậy ai là người có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đấy.Quy định chi tiết của văn bản pháp luật về vấn đề này như sau:

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn: Năm 2008 cha tôi có thế chấp QSDĐ gần 19.000 m2 cho NH với số nợ vay 190.000.000 đông, đột nhiên ngã bệnh sau 2 tháng mất. Ngân hàng Kiện Tòa án đã mời 4 lần, anh em chúng tôi không ai có khả năng trả số nợ trên. Trong các lần hòa giải các con và mẹ đều đồng ý cho thanh lý tài sản thế chấp để trả nợ vay, nhưng phía tòa án bắt chúng tôi tự bán đất trả. Nay lại gởi giấy mời hòa giải tiếp, ghi hòa giải, nhưng ở dưới nhấn mạnh, mẹ và các con phải trả số tiền nợ cho ông Trương Văn C đã mất.

Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Khi ngân hàng khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Theo quy định tại Điều 180 Bộ luật TTDS về nguyên tắc tiến hành hòa giải thì:

"1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này.

2. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội".

Trong tình huống trên Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng lại vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc hòa giải. Khi hòa giải không thành thì Tòa án phải tiến hành mở phiên tòa xét xử.

Trường hợp hợp đồng thế chấp không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản thế chấp mà khi hòa giải các bên đương sự thỏa thuận được việc thanh lý tài sản thế chấp thì Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận của các bên. Về phương thức thanh lý do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao cho cơ quan thi hành án bán đấu giá tài sản.

Điều 336 và 355 Bộ luật dân sự quy định “Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố”.

Khoản 1 Điều 58 Nghị định 163/2006cũng có quy định:“Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật”.

Trong tình huống này, khi được Tòa án triệu tập đến hòa giải mà đã thỏa thuận được việc thanh lý tài sản thì gia đình bạn thỏa thuận với ngân hàng để tự bán tài sảnhoặc có quyền yêu cầu Tòa án tiến hành bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Nghĩa vụ thanh toán tài sản đối với người đã chết như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo