Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Xử lý tài sản thế chấp khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự?

Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo đó một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về biện pháp bảo đảm thế chấp? Trong trường hợp nào thì bên có quyền có thể xử lý tài sản thế chấp? Xử lý tài sản thế chấp như thế nào? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật dân sự

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi giao dịch dân sự có hiệu lực, hai bên hợp đồng có trách nhiệm thực các quy định trên hợp đồng. Việc một trong hai bên chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, bên còn lại có thể thực hiện các quyền đối với hành vi vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Việc xử lý tài sản thế chấp khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là quyền của bên còn lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định về thế chấp cũng như trình tự xử lý tài sản thế chấp như thế nào?

Để tìm hiểu thêm các quy định về thế chấp, bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Tư vấn về giải quyết tài sản thế chấp khi vi phạm hợp đồng

Câu hỏi: Thưa luật sư gia đình tôi có vấn đề thắc mắc và muốn được tư vấn như sau: Anh trai tôi có thế chấp một chiếc tàu thuỷ để vay vốn ngân hàng. Đến hạn trả nợ nhưng anh trai tôi không có khả năng thanh toán nợ. Ngân hàng yêu cầu anh trai tôi giao chiếc tàu thuỷ đó cho ngân hàng để xử lý. Hỏi ngân hàng có quyền yêu cầu như vậy không. Nghĩa vụ và quyền của bên nhận thế chấp được quy định như thế nào? Việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện như thế nào?

>> Giải đáp pháp luật về thế chấp tài sản, gọi 19006169 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thế chấp tài sản như sau:

Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Theo quy định tại điều 350 và 351 Bộ luật dân sự 2005 có quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp như sau:

 Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp

1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

Trường hợp anh trai bạn có thế chấp một chiếc tàu thuỷ để vay vốn ngân hàng. Đến hạn trả nợ nhưng anh trai bạn không có khả năng thanh toán nợ. Theo quy định pháp luật thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp tài sản giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ .

Việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại Điều 299 – Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Như vậy trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.

Những phương thức xử lý tài sản thế chấp được quy định tại Điều 303 – Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Tiền bán tài sản cầm cố trong trường hợp đó là khoản vay thì được thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu cố, nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố, nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xử lý tài sản thế chấp khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn