Hoài Nam

Đã lập chi chúc cho các con người lập di chúc có quyền bán tài sản không?

Luật Minh Gia tư vấn giúp em về người lập di chúc muốn bán tài sản như sau ạ: Hiện tại căn nhà của em đang ở do mẹ em đứng tên, nhưng trước đó mẹ em đã làm di chúc sẽ chia đều tài sản cho các anh, em trong gia đình. Giờ mẹ em muốn bán căn nhà đó thì phải làm sao? thủ tục thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp em, và cho em xin mẫu đơn các thành viên trong gia đình cùng ký tên đồng ý bán nhà ạ!

 

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Trường hợp bạn đưa ra tôi hiểu là đất này là đất cấp cho cá nhân. Do đó, căn cứ khoản 1 Điều 643 Bộ Luật Dân sự 2015, hiệu lực pháp luật của di chúc được xác định như sau:

 

“1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.”.

 

Thời điểm mở thừa kế được quy định tại điều 611 Bộ luật dân sự 2015:

 

“Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

 

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”.

 

Như vậy, theo quy định này thời điểm mở thừa kế là thời điểm di chúc có hiệu lực pháp luật và thời điểm mở thừa kế là thời điểm mà người để lại di chúc mất. Do đó, trong trường hợp của gia đình bạn di chúc mẹ bạn để lại chưa có hiệu lực pháp luật. Mẹ bạn có thể sửa đổi, thay thế, bổ sung, hủy bỏ di chúc theo khoản 1 điều 640 Bộ luật dân sự 2015:

 

“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.”

 

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, mẹ bạn hoàn  toàn có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của mình mà không cần có sự đồng ý của những người có tên trong di chúc.

 

Ngoài ra, nếu mẹ bạn không hủy bỏ di chúc thì mẹ bạn vẫn có thể có quyền định đoạt với phần tài sản này mà không cần có sự đồng ý của những người có tên trong di chúc. Trong trường hợp này, nếu mẹ bạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc tài sản của mẹ bạn, sau khi mẹ bạn mất đi thì di chúc của mẹ bạn để lại liên quan đến phần tài sản này sẽ không còn hiệu lực pháp luật vì tài sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế theo Điều 643 Bộ luật dân sự 2015:

 

“3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người lập di chúc có được quyền định đoạt phần tài sản đã được chia trong di chúc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV Lê Yến - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo