Điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật
1. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự
Hiện nay để tránh trường hợp những người thừa kế tranh chấp liên quan đến tài sản thừa kế sau khi người để lại di sản thừa kế chết đã có rất nhiều người lựa chọn hình thức lập di chúc để định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình sau khi chết.
Việc lập di chúc trong trường hợp này cần tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo sau khi người để lại di chúc chết di chúc này phát sinh hiệu lực pháp luật. Pháp luật dân sự hiện hành có quy định về rất nhiều loại di chúc và điều kiện có hiệu lực đối với từng loại di chúc cũng có sự khác biệt.
Nếu bạn có nhu cầu lập di chúc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn loại di chúc phù hợp nhất với trường hợp của mình. Các hình thức tư vấn của chúng tôi gồm:
- Tư vấn trực tiếp tại văn phòng;
- Tư vấn qua Email;
2. Điều kiện có hiệu lực của di chúc
Câu hỏi đề nghị luật sư tư vấn: Chào Công ty luật Minh Gia, cho tôi hỏi trường hợp:
- Ba tôi đã mất từ nằm 2008 (lúc này chưa làm di chúc).
- Mẹ thì vẫn minh mẫn, năm nay 77 tuổi. Vẫn còn minh mẫn.
- Gia đình có 12 người con (không có con nuôi). Năm 2012 mất đi 01 người và trong số đó có 02 người con đang định cư tại nước ngoài.
- Tài sản là căn nhà với diện tích 6mx8m.
Mẹ tôi đã lập di chúc rồi nhưng chưa biết phải thực hiện theo luật hiện tại như thế nào? Nhờ sự tư vấn và hướng dẫn của Luật sư.
Trả lời: Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:
Để di chúc của mẹ bạn hợp pháp và có giá trị pháp lý thì khi lập di chúc mẹ bạn cần chú ý những điểm sau:
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi ".
Đồng thời, theo quy định về người lập di chúc quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 thì:
"Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật".
Như vậy, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người để lại tài sản cho người khác trước khi chết. Nếu đủ điều kiện để lập di chúc theo Điều 609 nêu trên thì người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế và phân định tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai.
Một di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự như sau:
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc do mẹ bạn để lại được coi là hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
- Về hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
1. Di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết tay và ký vào bản di chúc. (Điều 633)
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Điều 634)
- Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc Di chúc bằng văn bản có chứng thực theo quy định tại điều 635 Bộ luật Dân sự: "Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc."
Di chúc bằng phải bảo đảm các nội dung sau (Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015):
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản.
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
- Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.
Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
2. Di chúc miệng (Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015).
"1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ."
Bên cạnh đó, vì bố bạn mất năm 2008 nên nếu khối tài sản của bố mẹ bạn là tài sản chung của hai vợ chồng thì khi bố bạn mất, tài sản sẽ được chia làm 2 phần. Một phần là tài sản của mẹ bạn, một phần được coi là di sản thừa kế của bố bạn để lại. Phần tài sản của bố bạn (bố bạn mất năm 2008) vì không có di chúc nên sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn (bao gồm: cha mẹ, vợ và các con). Hiện nay mẹ bạn chỉ có thể viết di chúc định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình.
------------------
Câu hỏi thứ 2 - Chia di sản thừa kế của ông bà để lại cho con và các cháu
Chào luật sư, công ty Luật Minh Gia, tôi muốn hỏi trường hợp thừa kế đất đai, quyền sử dụng đất mà ông bà tôi để lại (khi ông bà mất không có di chúc), nội dung cụ thể như sau: Ông bà tôi có mảnh đất thuộc sở hữu, Ông bà tôi sinh 3 người con là: bác tôi (bác trai cả), bố tôi (con thứ 2) và cô tôi (con út), Ông tôi mất năm 1979, rồi đến bác tôi mất năm 1983 và bà tôi mất 1987. Bác tôi sinh được 01 chị, sau vài năm sau khi bác tôi mất, vợ bác (mẹ chị) đã đi bước nữa và chị ấy hiện đang ở cùng với mẹ. Cô tôi cũng lấy chồng và ở nhà chồng. Bố tôi lấy mẹ tôi năm 1985 và đẻ ra tôi và em tôi. Hiện tại, bố mẹ tôi và 2 anh em tôi đang sinh sống tại mảnh đất mà ông bà đã mất đi để lại. Năm 2001, Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (Sổ đỏ ) cho bố tôi và mẹ tôi trên thửa đất của ông bà để lại. Hiện tại, Do 2 anh em tôi đã lớn, bố mẹ tôi đã quyết định bán mảnh đất trên để chia tài sản. Bố mẹ tôi cũng có ý để lại một phần tiền cho cô tôi và chị tôi (do bác tôi đã mất). Vì tài sản vốn dĩ là của ông bà để lại. Cụ thể: Cô tôi được chia 10m2 đất, chị tôi được 5m2 đất (nhân theo đơn giá khi bán được tài sản) Cô tôi đồng ý nhận phần diện tích trên nhưng chị tôi lại có vẻ không bằng lòng và có ý phải chia cho công bằng. Hiện tại, mảnh đất trên vẫn chưa bán được. Vì vậy, tôi viết email này mong Luật sư, Công ty Luật Minh Gia tư vấn cho gia đình tôi (bố mẹ tôi) được phân xử hợp tình, hợp lý và đúng pháp luật. Xin trân trọng cảm ơn!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 25 Pháp lệnh thừa kế quy định những người thừa kế theo pháp luật
1 - Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:
a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
...
2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.
3 - Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản.
4 - Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản.
Điều 26 Pháp lệnh thừa kế quy định thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Căn cứ Điều 25 và 26 Pháp lệnh thừa kế năm 1980 thì cả 3 gia đình đều được 1 phần thừa kế bằng nhau. Vậy nên để chia đúng pháp luật thì bố của anh phải chia đều thửa đất trên thành 03 phần cho cô 3, vợ và con gái của bác cả, bố của anh, trừ trường hợp trong quá trình sử dụng đất gia đình bạn có công sức tôn tạo, bảo vệ thửa đất thì sẽ được chia phần lớn hơn.
Còn đề chia hợp tình, hợp lý thì gia đình nên họp và chia theo nhu cầu sử dụng của các bên trên cơ sở quy định của pháp luật và tôn trọng ý kiến của các bên.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất