LS Xuân Thuận

Có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?

Luật sư tư vấn về những vấn đề liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Đặc biệt là trường hợp làm việc ở nhiều công ty thì có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội không? Nếu gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

1. Tư vấn về thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động. Mục đích lớn nhất của việc tham gia bao hiểm xã hội là đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro, giảm hoặc mất sức lao động ảnh hưởng đến thu nhập. Bảo hiểm xã hội có tác dụng rất lớn đối với người lao động làm cho họ yên tâm với công việc. Có thể nói bảo hiểm xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động, vì vậy việc tham gia bảo hiểm xã hội cũng được pháp luật quy định một cách cụ thể. Đặc biệt là quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm.

Nếu bạn gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Quy định về tham gia bảo hiểm xã hội ;

+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội ;

+ Thủ tục cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm.

2. Có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?

Yêu cầu tư vấn: 

Tôi làm ở xí nghiệp sản xuất, sau đó xí nghiệp khó khăn, công nhân tự bỏ việc về không hưởng chế độ chính sách gì cả. Nay tôi làm việc tại một xí nghiệp khác cũng tham gia BHXH bắt buộc. Vậy tôi có được cộng thời gian BHXH trước đây ( Từ năm 1984 - 1989 nữa hay không)? Nếu được thì cần những thủ tục gì? Đề nghị giúp trả lời theo Luật BHXH năm 2014. Xin cám ơn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 5 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

“ ... 5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm ngắt quãng, không liên tục thì sẽ được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng chế độ hưu trí.

Về thủ tục cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm

Do thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên chúng tôi sẽ chia  trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Bạn có duy nhất 1 sổ bảo hiểm sử dụng từ thời điểm năm 1984 (nơi làm việc cũ) cho đến nay (nơi làm việc mới)

Trong trường hợp này, sổ bảo hiểm tại đơn vị cũ khi bạn chuyển công tác và được sử dụng tại đơn vị mới thì khoảng thời gian bạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1984 đến năm 1989 sẽ đương nhiên được cộng dồn vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp 2: Bạn có 2 sổ bảo hiểm_1 sổ sử dụng cho thời gian bạn làm việc tại đơn vị cũ từ năm 1984 đến năm 1989 và 1 sổ mới bạn sử dụng tại nơi làm việc mới cho đến nay.

Trong trường hợp này bạn sẽ làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm. Thủ tục gộp sổ bảo hiểm đã được chúng tôi trình bày chi tiết tại địa chỉ sau:

>>> Tư vấn thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội

---

3. Cộng dồn Bảo hiểm xã hội, thủ tục thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư: Cho tôi hỏi về thủ tục cộng dồn, nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau: Tháng 1/19xx tôi tham gia công tác tại Trạm y tế Xã Q. Đến tháng 5/19xx gia đình tôi chuyển đi nơi khác lập nghiệp tôi không chuyển công tác được. Hiện tại tôi đang công tác nơi mới. Vậy thời gian tôi đóng bảo hiểm tại Đ là 5 năm có được truy lĩnh hoặc chuyển tiếp nơi tôi làm mới được không (Nếu được thủ tục như thế nào xin luật sư và pháp luật hương dẫn). Tôi xin cảm ơn.

Tư vấn:

Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bác chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định (như trích dẫn tại phần tư vấn 3)

Như vậy, trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm ngắt quãng, không liên tục thì sẽ được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng chế độ hưu trí.

Do thông tin bác cung cấp không rõ ràng nên chúng tôi sẽ chia một số trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Bác có duy nhất 1 sổ bảo hiểm sử dụng từ thời điểm năm 1990 (nơi làm việc cũ) cho đến nay (nơi làm việc mới)

Trong trường hợp này, sổ bảo hiểm tại đơn vị cũ khi bác chuyển công tác và được sử dụng tại đơn vị mới thì khoảng thời gian bác đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1990 đến năm 1995 sẽ đương nhiên được cộng dồn vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp 2: Bác có 2 sổ bảo hiểm - 1 sổ sử dụng cho thời gian bác làm việc tại đơn vị cũ từ năm 1990 đến năm 1995 và 1 sổ mới bác sử dụng tại nơi làm việc mới cho đến nay.

Trong trường hợp này bác sẽ làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm theo quy định tại Khoản 4 Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“4. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.”

Việc gộp sổ, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH được thực hiện theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

...

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

2.1. Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.

- Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin.

2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ ...”

Trường hợp 3: Bác chưa chốt sổ bảo hiểm tại nơi làm việc cũ (từ năm 1990 đến năm 1995) và hiện tại bác sử dụng duy nhất 1 sổ bảo hiểm cho thời gian bác làm việc tại đơn vị mới.

Trong trường hợp này bác cần phải về đơn vị cũ và cơ quan bảo hiểm nơi bác đóng bảo hiểm để xin chốt sổ bảo hiểm.

Sau khi bác chốt sổ bảo hiểm tại đơn vị cũ thì bác sẽ tiến hành thủ tục gộp sổ bảo hiểm như trường hợp 2.

Trân trọng !

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo