Luật sư Trần Khánh Thương

Có được cho người nước ngoài lưu trú tại nhà riêng hay không?

Người nước ngoài bao gồm những ai? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại, xuất cảnh của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam? Người Việt nam có được cho người nước ngoài lưu trú tại nhà riêng hay không? Trường hợp người nước ngoài vi phạm các quy định liên quan đến quản lý cư trú thì xử lý như thế nào?

1. Luật sư tư vấn quy định về người nước ngooài cư trú ở Việt Nam

Cư trú là nhu cầu thiết yếu của con người và tự do cư trú cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng do xu thế giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới nên hiện nay không chỉ tồn tại sự cư trú của công dân nước mình mà còn có sự cư trú của người nước ngoài. Theo đó, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam được hiểu là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Với sự phát triển toàn cầu hoá và hội nhập như hiện nay thì việc Nhà nước quản lý cư trú với người nước ngoài là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Việc quản lý cư trú được thực hiện thông qua nhiều hoạt động bao gồm: nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại, hành nghề, xuất cảnh và có những văn bản pháp luật điều chỉnh riêng từng hoạt động.

Trường hợp bạn có vướng mắc liên quan quy định về việc quản lý cư trú của Nhà nước ta hiện nay đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam như thế nào thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Có được cho người nước ngoài lưu trú tại nhà riêng hay không?

Câu hỏi: Tôi có một vấn đề muốn hỏi Công ty luật Minh Gia về việc cho người nước ngoài lưu trú như sau : Tôi làm nghề hướng dẫn viên du lịch.Trong một năm thì nhà tôi thỉnh thoảng có khách người nước ngoài đến chơi và muốn ngủ nghỉ lại tại nhà tôi.(trung bình khoảng một hoặc hai tháng một lần).  

Khi tôi đi khai báo với công an xã, nhưng các chú công an bảo không được ngủ tại nhà riêng vì nhà tôi không có giấy phép cư trú cho người nước ngoài. Nên cần phải đi đăng kí giấy phép cư trú cho người nước ngoài mới được ngủ tại nhà.Tôi đã tìm hiểu nhưng không thấy trong luật cư trú cho người nước ngoài ngủ tại nhà riêng cần phải có giấy phép cư trú. Vậy nhà tôi có phải đăng kí giấy phép cư trú cho người nước ngoài không? Nếu phải đăng kí thì đăng kí tại đâu? Rất mong Công ty luật Minh Gia giải đáp hộ tôi thắc mắc này.Xin chân thành cám ơn Công ty luật Minh Gia.

>> Tư vấn quy định pháp luật về lưu trú và thủ tục liên quan, gọi: 1900.6169

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và lời đề nghị tư vấn pháp luật đến công ty chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 32 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2015 quy định về cơ sở lưu trú của người nước ngoài như sau:

“Cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật.”

Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định về khai báo tạm trú như sau:

“1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.

2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.

3. Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Theo đó, bạn cho khách du lịch nước ngoài lưu trú tại nhà mình thì phải tuân thủ theo quy định về lưu trú, tạm trú nêu trên. Cụ thể, bạn cần tiến hành thủ tục khai báo tạm trú như Khoản 2 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

---

- Điều kiện để người nước ngoài thường trú tại Việt Nam quy định thế nào?

Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi có em gái kết hôn với người nước ngoài. Nay muốn xin con nuôi ở VN. Chúng tôi đã đọc và tìm hiểu qua các bộ luật của Sở tư pháp - Cục con nuôi. Tuy vậy vẫn mong muốn được luật sư tư vấn và giúp đỡ một số vấn đề như sau:

1. Điều kiện hai vợ chồng (vợ VN- chồng NN) nhận con nuôi đích danh ở VN thì với visa married ( được cấp 5 năm ra vào VN) thì thủ tục ĐK thường trú ở VN có được không? Có được nhận con nuôi ở VN không. Thời gian tối thiểu thường  trú ở VN là bao lâu?

2. Thời gian từ khi nộp đơn, đến khi được nhận con nuôi tối thiểu bao nhiêu lâu. Trong khi làm thủ tục nhận nuôi con nuôi, tự đi tìm con hay được các tổ chức bảo trợ XH giúp đỡ. Tiến hành song song có được không hay phải chờ xét thủ tục được nhận con nuôi xong mới đi tìm con nuôi?

Trên đây là một số điều chúng tôi muốn tìm hiểu. Rất mong Quý luật sư giúp đỡ. Nếu được gặp trực tiếp để tư vấn, hoàn thiện hồ sơ. Chúng tôi chờ mong sự giúp đỡ của Quý Công ty.Trân trọng!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, điều kiện để người nước ngoài thường trú tại Việt Nam:

Căn cứ theo Điều 39 Luật nhập cảnh,xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về những trường hợp được xét  cho thường trú tại Việt Nam, theo đó, nếu chồng của em gái bạn là người nước ngoài được xét thường trú khi được cha, mẹ, vợ là công dân thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

Bên cạnh đó Điều 40 Luật này quy định cụ thể điều kiện để được đăng ký thường trú tại Việt Nam:

“1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.”

Do đó, chồng của em gái bạn cần phấp đáp ứng các điều kiện về chỗ ở hợp pháp, thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam, đồng thời có thời gian đăng ký tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên thì được xét cho thường trú tại Việt Nam.

Nếu người nước ngoài đáp ứng đầy đủ các quy định trên thì sẽ được xem xét thường trú tại Việt Nam, hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin thường trú;

- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

- Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

- Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú;

- Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài;

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm thẻ thường trú có người nước ngoài. Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

Thứ hai, thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài:

Nếu chồng em gái bạn thường trú tại Việt Nam nhận người Việt Nam làm con nuôi phải tuân thủ theo các quy định Điều 14, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 26 và 27 Luật này, theo đó người nhận nuôi con nuôi cần phải đáp ứng điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt

Hồ sơ nhận nuôi con nuôi bao gồm:

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Hai vợ chồng em gái bạn nộp hồ sơ Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú và thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở tư pháp trình, UBND cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi.

Tại Điều 36 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi, theo đó :

" Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi trên cơ sở bảo đảm các căn cứ quy định tại Điều 35 của Luật này và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý thì thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp ;…. "

Như vậy, khi vợ chồng em gái bạn nộp hồ sơ để xin nhận nuôi con nuôi thì trên cơ sở các yêu cầu Sở tư pháp xem xét, giới thiệu con nuôi đáp ứng đủ điều kiện cho người muốn nhận nuôi con nuôi.

Ngoài ra đối với trường hợp hai vợ chồng em gái bạn muốn nhận con nuôi đích danh thì phải thuộc vào các trường hợp sau đây:

- Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

- Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

- Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

- Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

- Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

Do đó, nếu không thuộc vào một trong các trường hợp trên thì hai người không thể nhận con nuôi đích danh, trường hợp này cơ quan có thẩm quyền xem xét và giới thiệu con nuôi cho vợ chồng em gái bạn theo quy định của pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo