Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hòa giải ly hôn năm 2024, ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần?

Hòa giải ly hôn được xác định bao gồm hòa giải cơ sở (không bắt buộc) và hòa giải tài tòa án khi giải quyết ly hôn theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự. Để hiểu rõ hơn về về thủ tục hòa giải ly hôn để đạt kết quả mong muốn của đương sự (ly hôn hoặc không ly hôn), qua bài viết dưới đây Luật Minh Gia tư vấn cụ thể như sau:

1. Hòa giải ly hôn quy định thế nào, giải quyết ly hôn hòa giải mấy lần?

Câu hỏi:

Luật Minh Gia cho tôi hỏi về hòa giải ly hôn như sau. Chồng tôi muốn ly hôn nhưng bản thân tôi không làm gì sai với chồng tôi và nhà chồng tôi cả. Chính chồng tôi nói thế, anh ấy nói tất cả là lỗi do anh ấy. Tôi thì không muốn ly hôn vì con của chúng tôi còn nhỏ và bản thân tôi vẫn còn tình cảm với chồng. Vừa rồi chồng tôi có nộp đơn đơn phương ly hôn. Tòa có mờì ra tòa hòa giải.

Trong buổi hòa giải đó người hòa giải có khuyên tôi nên ly hôn và chấp nhận mức trợ cấp của chồng. Tôi muốn hỏi lời khuyên đó có đúng với tính chất của việc hòa giải không? Và nếu tôi không đồng ý thì liệu tòa có chấp nhận đơn của chồng tôi không? thủ tục hòa giải tại tòa án quy định thế nào? Mong luật minh gia giúp đỡ. Tôi cảm ơn nhiều.

Trả lời:

Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất: Quy định về hòa giải ly hôn thế nào?

Theo quy định tại điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Hòa giải trong tố tụng dân sự như sau:

"Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này."

Như vậy, hòa giải ly hôn được hiểu là một quá trình mà trong đó thẩm phán đứng ra giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của các bên. Lúc này, thẩm phán đóng vai trò trung gian, hoàn toàn độc lập với hai bên và tìm cách đưa các bên tranh chấp tới những điểm mà họ có thể thỏa thuận được.

Trường hợp của chị, thẩm phán thụ ly giải quyết sẽ xem xét yêu cầu của các bên để tiến hành hòa giải.

>> Tư vấn thủ tục giải quyết ly hôn

Thứ hai: Thủ tục tiến hành hòa giải ly hôn

Thủ tục hòa giải ly hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (khuyên khích hòa giải ở cơ sở và là thủ tục bắt buộc ở Tòa án),

Theo quy định pháp luật thì thủ tục tiến hành hòa giải ly hôn tại tòa án được thực hiện như sau:

1. Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

2. Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

3. Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

5. Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

6. Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Kết quả hòa giải thể hiện như sau:

- Nếu việc hòa giải thành công tòa án lập biên bản và ra quyết định công nhận sự hòa giải thành công của 02 vợ chồng (Cơ sở để quyết định công nhận thỏa thuận các đương sự)

- Nếu trường hợp hòa giải không thành thì tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa xét xử.

Thứ ba về việc tòa án có chấp nhận yêu cầu ly hôn hay không?

Trường hợp vợ chồng hòa giải không thành, khi đó tòa án sẽ căn cứ trên những chứng cứ mà người chồng đưa ra để TAND xem xét có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật để giải quyết ly hôn theo yêu cầu một bên hay không? Nếu không đủ căn cứ thì TAND bác yêu cầu của người chồng. Nếu đủ căn cứ theo quy định của pháp luật thì giải quyết cho ly hôn.

---

2. Tư vấn về biên bản hòa giải ly hôn phân chia tài sản tại tòa án

Câu hỏi:

Vợ tôi mới viết đơn ly hôn, vì thương vợ thương con, tuy chưa xử nhưng mấy ngày trước bên tòa là thư kí và vợ tôi gọi tôi qua và kêu tôi viết vào biên bản là giao tài sản và 2 đứa con hết cho vợ tôi (mà sao chưa xử đã ghi biên bản trước rồi ), nhưng mới đây tôi được biết bồ vợ tôi xúi tôi kí giấy bán nhà , nên giờ tôi muốn chia tài sản và con . vây sắp tới khi tòa xử tôi có lật lại được không và phải làm cách nào , Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trước tiên khi giải quyết vấn đề này bạn cần xác định biên bản bàn giao tài sản này là biên bản thỏa thuận trong tờ khai khi anh được triệu tập hay đây là biên bản hòa giải của Tòa án giữa vợ chồng anh. Theo đó, nếu như đây được coi là biên bản thỏa thuận thông thường được ghi nhận như lời khai thì anh vẫn có quyền yêu cầu thay đổi nội dung biên bản còn nếu như đây là quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự do Thẩm phán chủ trì quyết định thì anh cần xem xét về thời hạn để có phương án kiến nghị phù hợp. Bởi lẽ nếu như nội dung này được ghi nhận mà hết thời hạn 7 ngày làm việc mà anh không có sự thay đổi ý kiến thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên, khi đó anh khó có thể thay đổi nội dung thỏa thuận của mình.

Theo đó, để tìm hiểu về quyết định công nhận sự thỏa thuận này anh/chị có thể tham khảo nội dung quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

"Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp."

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn