Luật sư Trần Khánh Thương

Hình thức của di chúc theo Bộ luật dân sự năm 2015?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào các anh, chị luật sư ạ. Bà nội em năm nay 85 tuổi vấn khỏe mạnh và minh mẫn, từ trước tới nay đều nói miệng với các con, cháu trong các cuộc họp gia đình ( bà có 3 con trai (1 người đã mất- là bố của em), một con gái) là cho nhà e mảnh đất rộng 127 m2 nhưng chưa làm bất kì giấy tờ gì.

 

Sau khi bố em mất thì bà bảo sẽ sang tên mảnh đất đấy cho em trai của em sinh năm 1997 ( mảnh đất đấy chưa có sổ đỏ ạ). Em muốn hỏi là nếu bây giờ bà em làm di chúc để tránh xảy ra những tranh chấp về sau thì di chúc như thế nào sẽ đơn giản nhất mà hợp pháp ạ ( mà không cần chữ kí của các con không ạ). Em xin cảm ơn ạ!

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hình thức của di chúc. Cụ thể:

 

Điều 627. Hình thức của di chúc

 

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

 

Điều 628. Di chúc bằng văn bản

 

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

 

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

 

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

 

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

 

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực

 

Điều 630. Di chúc hợp pháp

 

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

 

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

 

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

 

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

 

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Như vậy, trong trường hợp bà muốn lập di chúc để định đoạt phần di sản của mình cho con, cháu sau khi bà mất (nếu toàn bộ tài sản là cá nhân của bà không cần sự đồng ý của các thành viên trong gia đình) thì có thể lựa chọn hình thức lập di chúc bằng văn bản thông qua chứng thực văn bản di chúc tại Uỷ ban nhân dân xã, phường; hoặc công chứng di chúc tại văn phòng công chứng....Đồng thời, đảm bảo thời điểm lập di chúc bà hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, trên tinh thần tự nguyện của bạn, nội dung không trái pháp luật. 


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn