Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hành vi gây ô nhiễm môi trường xử phạt thế nào?

Môi trường có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, sự sống cho con người cũng như những loài vật khác, chính sách pháp luật về môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người.

1. Luật sư tư vấn Luật môi trường

Vấn đề bảo vệ môi trường luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của mình. Bởi lẽ, môi trường là một điều kiện cốt yếu bảo đảm cho sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Ngày nay sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng suất và sản lượng bằng mọi giá mà phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, cùng với việc nỗ lực tham gia các công ước quốc tế, cũng như tích cực nội luật hoá các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm môi trường đã làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước.

Bạn đang cần tìm hiểu pháp luật về môi trường, đặc biệt là về xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường mà chưa tìm được quy phạm pháp luật xử lý hành vi đó, bạn hãy liên hệ Tổng đài Luật sư tư vấn trực tuyến của Luật Minh Gia hoặc gửi câu hỏi về hòm thư Email tư vấn của chúng tôi để được giải đáp cụ thể.

2. Tư vấn xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn: Nơi tôi đang sinh sống là khu dân cư, đông trẻ em và người già. trong thời gian gần đây có 1 hộ gia đình kinh doanh Xay sát nhựa và gia công các chi tiết bằng nhựa. Thời gian hoạt động từ 6 giờ sáng tới 6 giờ tối mà không sử dụng bất kỳ phương pháp chống ồn, chống ô nhiễm môi trường. Hằng ngày tiếng ồn từ máy xay nhựa, máy ép, máy dập với âm thanh rất to làm, bụi nhựa từ sáng tới tối, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ gia đình trong khu vực. Ngoài ra, hộ kinh doanh này còn sử dụng lao động chưa đủ tuổi lao động ( cụ thể là 1 bạn nam 15 tuổi). Chúng tôi đã nhiều lần nhấc nhở mà hộ gia đình này không cải thiện mà còn ngoan cố thách thức mọi người về luật pháp, cứ gọi chính quyền vào đây giải quyết. Chúng tôi rất bức xúc, nay tôi xin đại diện toàn thể dân cư khu tôi sống viết thư này kính mong quý Luật Sư tư vấn về vấn đề này, rằng hộ này đã sai phạm vào khoản nào? Hính thức xử phạt như thế nào? Cơ quan có thẩm quyền xử lý? 

Kính mong Quý Luật Sư giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Công ty luật Minh Gia tư vấn cho  bạn như sau:

Theo điều 53 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

"1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:

a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung, chủ cơ sở phải thực hiện việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung đó, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối nước thải trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

b) Cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 của Luật này;

c) Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định của Luật này;

d) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùi khó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt;

đ) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị phòng ngừaứng phó sự cố môi trường;

e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 của Luật này phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận;

g) Thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải theo quy định của Luật này.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau đây phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;

b) Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;

c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;

d) Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người;

đ) Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh."

....

Căn cứ vào quy định cho thấy cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, bảo đảm để không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường, hạn chế tiếng ồn, phát sang, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động. Việc cơ sở sản xuất, kinh doanh không có biện pháp xử lý giảm thiểu tiếng ồn, khí thải ra môi trường là vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, trường hợp vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường thì tùy thuộc vào lượng khí thải có thể đưa ra các mức xử phạt khác nhau.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo Điều 15 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tại điều này có các mức phạt khác nhau tùy thuộc vào lượng khí thải thải ra môi trường đã được quy định tại Điều luật thì cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính với mức tương ứng. Hơn nữa nếu như đã bị xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề gây ô nhiễm môi trường mà vẫn tiếp tục vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 235 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội gây ô nhiễm không khí.

Do đó khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề gây ô nhiễm môi trường mà lại cố tình tiếp tục vi phạm thì có thể sẽ bị xử lý về mặt hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hành vi gây ô nhiễm môi trường xử phạt thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169