Luật sư Việt Dũng

Hành vi bị cấm của người sử dụng lao động và cách xử lý

Hiện nay, tình trạng Doanh nghiệp gây khó dễ để nhân viên tự nguyện thôi việc diễn ra khá phổ biến. Vậy hành vi này quy định ở đâu? Bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Minh Gia tìm hiểu:

Nội dung đề nghị tư vấn: Hiện nay tôi có làm tại một đơn vị của Hàn Quốc nhưng mới được thời gian rất ngắn mới kí hợp đồng chính thức là 03 tháng nhưng có nhiều lí do không chính đáng công ty tìm nhiều lí do làm khó cho tôi và dường như cố ý muốn tôi phải tự nguyện thôi việc. Đã có lần bắt tôi kí vào bản cam kết nhưng tôi không kí cho rằng tôi chống đối việc làm của công ty. Chính vì vậy, tôi muốn hỏi rằng công ty làm như vậy công ty có phạm luật gì không? và tôi có được đền bù gì không? Rất mong được quý công ty tư vấn giùm để tôi có một hướng đi thật đúng đắn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến cho Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc tại một đơn vị Hàn Quốc mới ký hợp đồng chính thức được 03 tháng. Công ty gây khó dễ và cố ý muốn bạn phải tự nguyện thôi việc.

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Bộ luật lao động 2019 về các hành vi bị nghiêm cấm quy định như sau:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu bạn có căn cứ chứng minh hành vi của công ty thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm nêu trên cũng như có các hành vi vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng lao động, tuỳ từng mức độ, tính chất, công ty có thể bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ – CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trường hợp bạn không chứng minh được, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình bạn có thể thoả thuận về việc chấm dứt hợp đồng với công ty hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật. Về việc chấm dứt hợp đồng, bạn có thể được nhận trợ thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169