Luật sư Việt Dũng

Giao dịch dân sự do nhầm lẫn thì có được pháp luật công nhận hay không?

Luật sư giải đáp thắc của khách hàng về giá trị hiệu lực của giao dịch dân sự do nhầm lẫn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung tư vấn cụ thể như sau:

 

Tôi có bán hàng online cho 1 bạn và nhờ bưu điện gửi hàng cho bạn đấy nhưng do sơ ý tôi đã ghi số tiền thanh toán là 290đ thay vì 290.000.Tôi có nhắn tin hỏi bạn khi nhân viên giao hàng tới thu của bạn bao nhiêu tiền.Bạn cũng đã trả lời là chỉ thu 60.000.Tôi có nói với bạn đó chỉ là phí ship không bao gồm tiền hàng hoá.Nhưng bạn không đồng ý thanh toán số tiền bị thiếu cho tôi.Đương nhiên tôi có lưu lại đoạn tin nhắn bạn đó đặt hàng và đồng ý với số tiền 290.000 và tin nhắn bạn ý nói mới chỉ thanh toán 60.000 cũng như cả đơn hàng tôi đã ghi sai khi giao hàng cho bạn và tin nhắn bạn từ chối thanh toán cho tôi.Những tin nhắn này có được coi là bằng chứng không.Tôi có biết sđt và địa chỉ khi bạn đặt hàng.Số tiền trên cũng không phải quá lớn nhưng tôi muốn bạn phải chịu trách nhiệm với số hàng đã đặt.Tôi không muốn kiện bạn mà chỉ cần bạn nhanh chóng thanh toán tiền hàng bị thiếu cho tôi.Với số tiền trên bạn có bị kết tội chiếm đoạt tại sản vì bạn đã nhận hàng nhưng không thanh toán cho tôi.Và sau khi tôi kiện bạn có nhận được được tin nhắn từ pháp luật hay công ăn huyện nơi bạn đang ở có thể tới để chuyền đạt cho bạn những tội bạn chịu khi chiếm đoạt tài sản hay không ạ?

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

 Theo quy định của pháp luật hình sự tạo điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể hiện về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

 

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 



a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 
 


b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 

 

Như vậy một hành vi bị coi là phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi đáp ứng các điều kiện cấu thành hành vi theo quy định trên. Đối chiếu với trường hợp của bạn hành vi này chưa đủ để cấu thành tội phạm. Bởi lẽ giao dịch mua bán giữa bạn và khách hàng hoàn toàn là giao dịch dân sự. Tuy nhiên vì bạn có ghi nhầm lẫn giá thanh toán khi vận chuyển hàng cho bên mua, cho nên đây là một giao dịch dân sự vô hiệu, theo quy định tại điều 126 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó:

 

Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

 

1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

.....

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

 

1.Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

 

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

 

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

....

Do giao dịch dân sự này bị vô hiệu cho nên các bên sẽ có trách nhiệm trao trả cho nhau những gì đã nhận, phía bên mua trả lại hàng cho bạn. Hoặc trường hợp hai bên thỏa thuận khắc phục sự nhầm lẫn tức bạn thỏa thuận lại với bên mua để họ hoàn trả đúng số tiền phải trả để đảm bảo xác lập lại giao dịch mua bán này. Trường hợp hai bên không thể thỏa thuận về việc hoàn trả số tiền này thì bạn có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân để được giải quyết, tuy nhiên bạn nên cân nhắc khi giải quyết tại Tòa vì số tiền không quá lớn đồng thời thời gian giải quyết phải tuân theo thủ tục trình tự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nên có thể sẽ mất khoảng thời gian.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.


CV tư vấn: Hà Tuyền  - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo