Giao dịch dân sự do bị lừa dối bị xử lý thế nào?
Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Hiện nay chưa có văn bản nào đề cập cụ thể hiệu lực pháp lý của chữ ký nháy, tại Điều 9 Quy chế mẫu về công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức nhà nước được ban hành kèm theo Thông tư 04/2013/TT-BNV cũng chỉ quy định:
"1. Người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.) trước khi trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ký ban hành; đề xuất mức độ khẩn; đối chiếu quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước xác định việc đóng dấu mật, đối tượng nhận văn bản, trình người ký văn bản quyết định.
2. Chánh Văn phòng giúp người đứng đầu cơ quan tổ chức kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) và phải ký nháy/tắt vào vị trí cuối cùng ở “Nơi nhận”.”
Theo đó, chữ ký nháy là bằng chứng xác nhận người ký đã kiểm tra văn bản trước khi ký. Bên kia yêu cầu bạn ký nháy vào cuối các trang của hợp đồng là để xác nhận bạn đã đọc và đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng.
Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Về việc ký trước vào các tờ giấy trắng, nếu bên kia sử dụng những tờ giấy này vào mục đích khác (làm giấy vay tiền, chuyển nhượng) mà ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình bạn thì các giao dịch này sẽ được xem là giao dịch vô hiệu do vi phạm quy định về mặt chủ thể, bạn không hề được giao kết hợp đồng thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên hủy giao dịch dân sự đó.
Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Tuy nhiên, bạn cần phải đưa ra được các bằng chứng chứng minh giao dịch trên có sự thể hiện ý chí của gia đình bạn. Nếu không có bằng chứng chứng minh về việc giao nhận số tờ giấy trắng được ký ở góc, bạn có thể yêu cầu Tòa án sử dụng phương pháp giám định tuổi mực.Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là nếu như bên kia không sử dụng những tờ giấy này sai mục đích thì bạn cũng nên yêu cầu bên kia trả lại những tờ giấy đã ký mà không dùng đến hoặc đã dùng nhưng bị in hỏng
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất