Giám đốc công ty có phải ký hợp đồng lao động?
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn về việc ký kết hợp đồng lao động với giám đốc
Việc đóng bảo hiểm xã hội cho chủ sở hữu doanh nghiệp hiện nay được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Tuy nhiên, trong thủ tục kê khai đóng bảo hiểm không có quy định cụ thể về việc phải ký hợp đồng lao động đối với chủ sở hữu doanh nghiệp. Vì vậy, thực tế giải quyết ở mỗi địa phương hiện nay không có sự thống nhất.
Do đó, nếu bạn và doanh nghiệp của bạn gặp vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tham khảo các quy định của luật bảo hiểm xã hội hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tư vấn trường hợp ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty
Hỏi:
Luật sư tư vấn miễn phí trường hợp giám đốc đồng thời là chủ sở hữu công ty TNHH có phải ký hợp đồng lao động và có phải đóng bảo hiểm xã hội như sau: Chào luật sư, Luật sư cho em hỏi là Cty em là Cty TNHH, và giám đốc Cty chính là chủ doanh nghiệp luôn, nên không làm hợp đồng lao động cho giám đốc và cũng không đóng bảo hiểm xã hội.
Nhưng trên bảng lương của Cty vẫn thể hiện số tiền lương phải trả cho Giám đốc. Vậy luật sư cho em hỏi là Cty không ký hợp đồng và đóng bảo hiểm cho giám đốc là đúng hay sai ạ? Và theo quy định nào ạ?
Em cám ơn luật sư !
Giám đốc công ty có phải ký hợp đồng lao động?
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Tại Khoản 5 Điều 144 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Phạm vi đại diện như sau:
“1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
…
5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Theo quy định trên, Giám đốc (là chủ sở hữu công ty) nên không thể trong Hợp đồng lao động giám đốc vừa là người sử dụng lao động vừa là người lao động được, điều này đã vi phạm quy định trên.
Về việc đóng BHXH đối với giám đốc công ty TNHH
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định về đối tượng áp dụng luật BHXH như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
…”
Theo quy định trên, giám đốc được ký kết HĐLĐ với công ty nhưng sẽ được áp dụng theo các chế độ của người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn. Do đó, giám đốc sẽ tham gia đóng BHXH như một người lao động bình thường.
------
3. Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ không?
Câu hỏi:
Xin chào công ty tư vấn luật GIA MINH. Hiện tôi đang làm việc cho một công ty giày da tại khu công nghiệp vsip Quảng Ngãi.Công ty thường tăng ca mà không báo trước hoặc có báo thì khoảng trước giờ làm việc bình thường nửa tiếng,công ty làm như vậy thì có đúng không. Ngoài ra công ty còn áp dụng, nếu như ngày đó công ty có tăng ca mà người lao động nghỉ phép năm trúng vào ngày tăng ca thì bị trừ tiền chuyên cần với lý do là chỉ xin nghỉ phép có 8 tiếng. Rất mong công ty tu vấn giúp. Xin cảm ơn. Trân trọng!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 106. Làm thêm giờ - Bộ luật lao động 2012 quy định:
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Căn cứ theo quy định trên, công ty có quyền yêu cầu NLĐ làm thêm giờ nhưng phải có sự đồng ý của NLĐ. Pháp luật không có quy đình NSDLĐ phải báo trước cho NLĐ bao lâu về yêu cầu làm thêm giờ. Vấn đề này do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định trong nội quy/quy chế/thỏa ước tại nơi làm việc. A/c có quyền không đồng ý với yêu cầu làm thêm giờ của công ty nếu xét thấy không phù hợp.
Về việc hưởng tiền chuyên cần, đây là 1 khoản tiền thưởng do NSDLĐ quy định. Do đó, điều kiện, cách thức hưởng sẽ do công ty quy định.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất