Trần Phương Hà

Đồng ý chuyển nhượng đất đai bằn miệng thì có quyền tranh chấp không

Luật sư tư vấn về thừa kế, tranh chấp về việc chuyển nhượng đất đai. Nội dung tư vấn như sau: Xin chào luật sư.! Em có 1 thắc mắc muốn được hỏi. Gia đình em có thửa đất 1000m2.trong đó có 300m2 đất ở, còn lại là đất ao và cây lâu năm mang quyền SDD tên mẹ em đc cấp GCNQSDD năm 1998.nay mẹ e đã mất.

 

Năm 2008 chú em nghỉ hưu và muốn về xây dựng nhà với lí do ông bà để lại cho 2 anh em và bố mẹ em đồng ý nhưng sau đó không về mà mua nhà chỗ khác.năm đó có đo đạc lại diện tích đất hàng năm và bố mẹ em có chỉ chỗ này chỗ kia cho tên chú.nay chú mất rồi thím muốn về ,bố em đồng ý cắt 240m2 với tinh thần là tình cảm chưa có giấy tờ pháp lí và thím đã cho san lấp.Nay chúng em thấy rộng quá và có 1 số lí do không hợp lí ở phía thím nên không muốn thím có diện tích lớn như vậy. Nếu xẩy ra tranh chấp,theo pháp lí thì sẽ như thế nào? Bố em khẩu ở nơi khác,chú thím khẩu cũng nơi khác. Hiện nay QSDD vẫn mang tên mẹ em.Xin luật sư tư vấn cho em! Thanks.

 

Trả lời:Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của ban chúng tôi xin trả lời như sau:

 

Trong trường hợp Quyền sử dụng đất mà mẹ bạn được cấp 1998 là hoàn toàn hợp pháp thì việc xác định quyền sử dụng đất với thím bạn được giải quyết theo hai trường hợp như sau:

 

* Trường hợp 1: Có văn bản chuyển nhượng giữa bố mẹ và chú thím bạn.

 

Nếu tại thời điểm mẹ bạn còn sống và bố mẹ bạn đã đồng ý chuyển nhượng cho chú thím bạn một phần đất. Việc đồng ý chuyển nhượng này được thể hiện bằng văn bản chuyển nhượng hợp pháp thì chú thím bạn có quyền sử dụng hợp pháp với phần đất được nhận chuyển nhượng trên và gia đình bạn có nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận với giao kết   theo Điều 275  Bộ luật dân sự 2015 "Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

 

Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:

 

1. Hợp đồng.

 

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

 

3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

 

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

 

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

 

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định."

 

* Trường hợp 2: Không có văn bản về việc chyển nhượng giữa bố mẹ và chú thím

 

Tại thời điểm năm 2008, bố mẹ bạn có đồng ý cho chú thím ban 1 phần đất nhưng việc đồng ý này chỉ được thực hiện thông qua lời nói mà không có giấy tờ chứng minh thì xác định QSDĐ trên vẫn thuộc quyền sử dụng của bố mẹ bạn.Đồng nghĩa với việc chú thím bạn sẽ không có quyền sử dụng. Theo đó, hiện nay gia đình bạn có quyền yêu cầu trả lai phần đất trên cho gia đình .

 

Sau khi đòi lại được quyền sử dụng đất thì gia đình bạn có thể thực hiện được việc phân chia di sản thừa kế đối với phần di sản mẹ bạn để lại theo di chúc hoặc theo thừa kế theo pháp luật. Cụ thể Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 

 

''Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.''

 

Việc chia tài sản theo di chúc được thực hiện theo Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 như sau

 

"Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc

 

1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.''

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương hà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo