Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người chịu trách nhiệm gì?

Luật Minh Gia tư vấn trường hợp điều khiển xe gây tan nạn chết người bị xử lý như thế nào và trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, đối với trường hợp vi phạm quy định về giao thông đường bộ, tại nạn gây hậu quả nghiêm trọng thì trách nhiệm và quy định về bồi thường thế nào? Nội dung cụ thể như sau:

1. Tư vấn về các trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông

Hiện nay tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông vẫn diễn ra phức tạp, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao và nghiêm trọng, nhất là số người chết, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân chủ yếu là do người tham gia giao thông ý thức còn kém, ít hiểu biết về phá luật, sử dụng chất ma túy, rượu bia khi tham gia giao thông, chạy xe quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu…

Vậy khi tai nạn giao thông xảy ra  người gây tai nạn phải chịu những trách nhiệm gì? Quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người và mức độ bồi thường theo quy định của BLDS. Nếu bạn đang gặp trường hợp này, cần tư vấn hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc, bạn hãy liên hệ đến Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Quy định về hành vi vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ ;

+ Nghĩa vụ bồi thường tiệt hại ngoài hợp đồng ;

+ Mức bồi thường thiệt hại;

+ Trách nhiệm hình sự nếu đủ điều kiện cấu thành tội phạm

2. Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người chịu trách nhiệm gì?

Câu hỏi:

Nhà tôi có người bị tai nạn giao thông, khi đó người nhà tôi đang đi xe gắn máy có va chạm với xe công nông tự chế dẫn đến việc người nhà tôi tử vong. Kết quả giám định pháp y là bị lực va đập từ phía sau. Tôi xin hỏi là nếu kiện cáo thì bên gây ra tai nạn sẽ bồi thường ra sao và phải chịu mức án như thế nào. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung bạn yêu cầu tư vấn, Công ty Luật Minh Gia trả lời tư vấn như sau:

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự khi gây tai nạn giao thông

Căn cứ bồi thường thiệt hại

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Theo quy định trên, người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì phải bồi thường. Hành vi của người gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Theo như nội dung trình bày, người nhà của bạn đi xe máy có va chạm với công nông tự chế và dẫn đến hậu quả bị tử vong. Vì thông tin chưa đầy đủ nên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe công nông thì cần phải xem xét người đó có hành vi vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ hay không? Để xem xét vấn đề này cần dựa vào biên bản khám nghiệm hiện trường, kết luận từ phía cơ quan chức năng và những chứng cứ có liên quan khác (nếu có). Nếu người điều khiển xe công nông có hành vi trái pháp luật và hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả người nhà bạn tử vong thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 585 BLDS năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”

Theo quy định trên, các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường sao cho hài hòa, hợp lý. Trường hợp bên bị thiệt hại cũng có lỗi thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Căn cứ quy định tại Điều 591 BLDS năm 2015 về việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo quy định trên, các thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được bồi thường bao gồm: (i) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 BLDS năm 2015; (ii) Chi phí hợp lý cho việc mai tang; (iii) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và (iv) Thiệt hại khác do pháp luật quy định. Ngoài trách nhiệm bồi thường theo những tiêu chí trên, người có trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Người thân tích thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sơ do Nhà nước quy định. Hiện nay, mức lương cơ sở theo quy định pháp luật hiện hành là 1.490.000đ, như vậy khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa không quá 149.000.000đ cho một người có tính mạng bị xâm phạm.

Trường hợp người lái xe công nông có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì gia đình bạn có thể căn cứ vào những tiêu chí xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm để yêu cầu mức bồi thường hợp lý. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận được mức bồi thường thì gia đình bạn có quyền khởi kiện người lái xe công nông đến TAND có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

- Về việc gây tai nạn chết người có thể bị khởi tố hình sự? (trách nhiệm về hình sự)

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Theo quy định trên, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ mà làm chết người thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt có thể là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 01 đến 05 năm.

Trường hợp người lái xe công nông vi phạm các quy định các định về an toàn giao thông đường bộ và hành vi của người đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả làm người nhà bạn tử vong thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự, người đó có thể bị khởi tố và chịu trách nhiệm hình sự. Việc khởi tố hình sự sẽ phụ thuộc vào quá trình điều tra hiện trường và kết luận của cơ quan công an có thẩm quyền.

---

3. Trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hình sự khi tai nạn giao thông

Câu hỏi:

Luật Minh Gia tư vấn trường hợp điều khiển xe ô tô gây tan nạn chết người bị xử lý như thế nào và trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, đối với trường hợp vi phạm quy định về giao thông đường bộ, tại nạn gây hậu quả nghiêm trọng thì trách nhiệm và quy định về bồi thường thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

- Về trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông

Khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

“Xem trích dẫn tại phần tư vấn (1)''

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự, không thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, do vậy nếu người nhà của bị hại rút đơn tố giác, vụ án vẫn bị khởi tố, việc gia đình bị hại rút đơn chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Theo như trình bày của bạn thì chồng bạn điều khiển xe ô tô đi đúng quy định pháp luật, không có vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ nhưng gây tai nạn dẫn đến chết người. Vì người điều khiển phương tiện giao thông không vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ do vậy trường hợp này không cấu thành tội phạm mà chỉ phát sinh nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Gia đình người bị hại vẫn có quyền gửi đơn tố giác tới cơ quan công an để điều tra, tuy nhiên nếu không có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra không thể khởi tố vụ án hình sự.

- Về nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng (trách nhiệm dân sự)

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi trong trường hợp người nào có lỗi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.”

- Về mức bồi thường thiệt hại

Trường hợp xâm phạm gây thiệt hại đến tính mạng của người khác, Điều 591 Bộ luật dân sự quy định về trách nhiệm bồi thường như sau:

“Xem trích dẫn quy định tại phần tư vấn (1)

Như vậy người gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định, nếu không thỏa thuận được mức đền bù thì khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa không quá 149.000.000đ cho một người có tính mạng bị xâm phạm.

----

4. Tư vấn xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Câu hỏi:

Xin chào luật sư! Em tên A em có vấn đề này xin luật sư tư vấn giúp em. Bạn em bị mất bóp nên mất hết giấy tờ xe, chỉ còn cavet xe ,mất bóp tại cần thơ,thi bằng lái xe tại cần thơ, nơi đăg ký giấy tờ xe(mua xe)  tại hậu giang, trong khi về quê để báo mất xin giấy xác nhận bị mất giấy tờ xe thì bị cảnh sát giao thông hậu giang thổi.khi trình bày là mất giấy tờ xe và đang đi hôc nên phải về quê mới xin làm lại thì CSGT nói phạt 100 ngàn nhưng phải trình giấy tờ gốc (giấy đk thi bằng lái và giấy mua xe) và đóng 100 ngàn  thì lấy xe lại được. Nhưng khi lại nơi giữ xe thì cán bộ trong đó nói phải đóng 450 ngàn và có thể để người thân đi lấy.

Nhưng hôm đi lấy thì lại nói là phải do người vi phạm lấy và phải đóng 1000.000 đồng mới lấy được=> Luật sư cho em hỏi vấn đề của bạn em như vậy thì mức phạt đúng là bao nhiêu tiền và việc lấy xe có cần phải là người vi phạm lấy hay không (mong luật sư trả lời xớm giúp em do em và bạn em học ở xa không thể về lấy được mong luật sư tư vấn giúp em) Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-Pc quy định:

"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

...

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

..."

Trường hợp mất GPLX sẽ bị xử phạt với hành vi không có GPLX.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo