Lại Thị Nhật Lệ

Điền kiện xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

Tôi tốt nghiệp bác sĩ năm 2013. sau đó học định hướng chuyên khoa mắt ở Bệnh viện năm 2014 và được cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục định hướng chuyên khoa Mắt. Sau đó thực hành ở 1 bệnh viện 2 năm. Lúc này tôi lên sở y tế TPHCM để nộp hồ sơ làm chứng chỉ hành nghề thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ của sở y tế trả lời rằng giấy chứng nhận định hướng chuyên khoa của bệnh viện không được chấp nhận nên không đủ điều kiện làm CCHN.

 

Nếu là chứng chỉ định hướng chuyên khoa của Đại học y dược mới được chấp nhận. Vậy tôi muốn hỏi như vậy là đúng hay sai, định hướng chuyên khoa phải là của trường cấp chứ của bệnh viện cấp không được công nhận hay phải là chứng chỉ chứ không được là giấy chứng nhận.? Nếu phải là chứng chỉ thì hiện tại bệnh viện cho phép đổi từ giấy chứng nhận sang chứng chỉ thì tôi đổi xong có đủ điều kiện cấp CCHN không.?Nếu phải là của trường chứ của bệnh viện không được công nhận thì tại sao bộ y tế lại cấp phép cho bệnh viện đào tạo và trong thông báo tuyển sinh không hề đề cập đến khiến cho mọi người nhầm lẫn. ?Xin cám ơn quý luật sư.

 


Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Căn cứ theo Điều 27 Luật khám chữa bệnh năm 2009 quy định về hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề:


“1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;


b) Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;


c) Văn bản xác nhận quá trình thực hành;


d) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;


đ) Phiếu lý lịch tư pháp;


e) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác."

 

Khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hành nghề bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như trên. Văn bản xác nhận quá trình thực hành của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp (theo Điều 24 luật khám chữa bệnh năm 2009).

 

Theo hướng dẫn tại thông tư số 41/2015/TT- BYT có quy định về thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là thời gian người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh liên tục sau khi được cấp văn bằng chuyên môn (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng bao gồm cả thời gian thử việc được ghi trong Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, bao gồm cả thời gian học định hướng chuyên khoa hoặc sau đại học (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II) theo đúng chuyên khoa mà người đó đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

 

Do đó, thời gian bạn học định hướng chuyên khoa mắt tại bệnh viện được xác định là thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề nếu bệnh viện mắt đã thực hiện đăng kí đào tạo định hướng chuyên khoa theo quy định của pháp luật. Bạn có thể yêu cầu sở Y tế TP.HCM trả lời bằng văn bản, đưa ra căn cứ pháp lý khi từ chối không cấp chứng chỉ hàng nghề cho bạn sau đó làm đơn khiếu nại về hành vi không cấp chứng chỉ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Cv: Vũ Nga - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn