Đi nước ngoài tham gia đóng BHXH tự nguyện được không?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp đi du học có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Tại Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.”.
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cụ thể như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
c) Người lao động giúp việc gia đình;
d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
g) Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
h) Người tham gia khác.
Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, theo quy định trên thì bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật bảo hiểm xã hội 2014:
” Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.”
Điều luật trên được hướng dẫn cụ thể tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ- BHXH như sau:
“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Như vậy, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn cần điền tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK1-TS và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
>> Tư vấn về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn áp dụng VBPL tại thời điểm gửi câu hỏi như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng BHXH được 14 năm và hiện nay đi du học tại nước ngoài. Tuy nhiên bạn vẫn có nguyện vọng đóng BHXH tự nguyện tại Việt Nam và chưa thôi quốc tịch Việt Nam. Pháp luật hiện hành có quy định như sau:
Điều 2 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Thông tư 02/2008/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện - ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;
2. Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
3. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
4. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
5. Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân;
6. Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã nhận bảo hiểm xã hội một lần;
...''
Căn cứ vào các quy định trên, bạn vẫn đủ điều kiện đóng BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí sau này do bạn vẫn trong độ tuổi lao động và là công dân Việt Nam.
---
2. Tư vấn về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi hưởng bảo hiểm một lần
Câu hỏi:
Tôi muốn hỏi: tôi sinh năm 1983, tổng thời gian tôi đã tham gia BHXH là 12 năm, nay tôi nghỉ làm về nhà tự kinh doanh và đã ngừng đóng bảo hiểm từ tháng 1/2015. Nếu giờ tôi làm thủ tục thanh toán BHXH 1 lần mà sau đó khi tôi 40 tuổi (nghĩa là sau 07 năm nữa) tôi muốn đóng BHXH tự nguyện có được không? Có quy định nào không cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện nếu đã nhận BHXH 1 lần và từ tuổi 40 không ạ. Tôi xin cảm ơn.
Tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Điều 8 Quyết định 595/QĐ – BHXH năm 2017 quy định về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như sau:
“1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
1.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
1.3. Người lao động giúp việc gia đình;
1.4. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
1.5. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
1.6. Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
1.7. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
1.8. Người tham gia khác.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXH tự nguyện.”
Như vậy, pháp luật không có quy định cấm người đã rút BHXH một lần hay người đã từ 40 tuổi trở lên không được đóng BHXH tự nguyện. Do đó, nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định nêu trên, bạn vẫn có thể kê khai tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Điều 10 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 10. Mức đóng theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
...”
Thứ ba, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người tham gia bảo hiểm xã hội nộp 1 bộ hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội với thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất