Di chúc miệng hợp pháp khi nào?
1. Luật sư tư vấn.
Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ. Mỗi chi tiết, sự việc mà bạn cung cấp là cơ sở để chúng tôi giải quyết vụ việc và chúng tôi luôn trân trọng sự chia sẻ của bạn là kinh nghiệm trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
2. Di chúc miệng hợp pháp khi nào?
Nội dung câu hỏi: Chào luật sư ạ.Em là Hoa. Em có 1 thắc mắc muốn được luật sư tư vấn ạ.Đó là về việc thừa kế đất canh tác.Ông bà nội em trước khi mất không để lại di chúc mà chỉ di chúc bằng miệng rằng cho bác (tức anh trai bố em) 1 mảnh ruộng. tuy nhiên bác em sinh sống và làm việc tại nước ngoài nên không sử dụng đến phần ruộng đó. Bởi vậy nên ông bà em đã cho lại bố mẹ em, và làm sổ đỏ đứng tên bố mẹ em. Hiện nay, mảnh ruộng đó nằm trong dự án quy hoạch nên được nhà nước mua lại. Vì bố mẹ em đứng tên sổ đỏ nên nhà nước trả số tiền mua ruộng cho bố mẹ em. Tuy nhiên, bác em lại có ý đòi lại số tiền bán ruộng đấy vì cho rằng đây là ruộng của bác ấy. Như vậy nhà em có cần phải trả lại tiền đó cho bác em hay không ạ?Mọi vấn đề sẽ căn cứ theo điều luật bao nhiêu? Mong luật sư tư vấn giúp em ạ.Em cám ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Di chúc có thể được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc văn bản thì có thể di chúc miệng. Tuy nhiên di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn những điều kiện nhất định.
Thứ nhất, theo khoản 1 điều 629 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.”
Thứ hai khoản 5 điều 630 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Như vậy, di chúc miệng phải có ít nhất hai người làm chứng, người làm chứng không được thuộc một trong những người sau (theo Điều 632):
“1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì di chúc miệng mà ông bạn để lại chưa thỏa mãn các yêu cầu về tính hợp pháp của di chúc miệng, do vậy di chúc miệng của ông bạn không hợp pháp.
Bên cạnh đó, mảnh đất được ông bà cho bố mẹ bạn khi ông bà bạn còn sống, và làm sổ đỏ đứng tên bố mẹ bạn, đây là hợp đồng tặng cho tài sản, vậy nên bố mẹ bạn có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt với mảnh đất đó, nghĩa là nhà bạn không phải trả tiền mảnh đất đấy cho bác của bạn.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất