Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Di chúc có cần công chứng không?

Thủ tục lập di chúc và các vấn đề liên quan đến phân chia di sản thừa kế đặc biệt các di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như thế nào? Di chúc có cần công chứng không? Nếu có tranh chấp thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Qua bài viết này Luật sư tư vấn cụ thể như sau:

1. Luật sư tư vấn quy định về di chúc và phân chia thừa kế

- Khi một cá nhân mất và có để lại di sản thừa kế thì sẽ phát sinh các vấn đề liên quan đến việc phân chi di sản thừa kế (có di chúc hoặc không có di chúc). Khi các đồng thừa kế không thể tự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phân chia di sản và phát sinh các tranh chấp về việc phân chia là không thể tránh khỏi.

- Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề phân chia di sản thừa kế thì bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cụ thể các vấn đề liên quan đến phân chia di sản thừa kế.

2. Lập di chúc không công chứng có giá trị pháp luật không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư. Nhà tôi có tất cả 6 anh chị em (1 người đã chết). Cha chết năm 1994. Sau khi cha chết các đồng thừa kế đã đồng ý thực hiện thủ tục sang tên tài sản cho mẹ đứng tên. Năm 2018 mẹ tôi có làm di chúc để lại tất cả tài sản cho tôi, nhưng vừa lập xong di chúc thì mẹ tôi chết nên tờ di chúc chưa kịp xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền, cũng không có người làm chứng (di chúc do mẹ tôi đánh máy, tôi vẫn còn giữ tờ di chúc).

Khi tôi đi làm sổ đỏ có 3 anh chị em kí tên vào văn bản là không nhận thừa kế, còn 1 người tranh chấp (không kí tên, cơ quan thẩm quyền triệu tập giải quyết tranh chấp cũng không có mặt). Vậy LS cho hỏi:

1. Di chúc không có công chứng có hiệu lực pháp luật không?

1. Còn 1 người tranh chấp như nói trên thì phân chia như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất: Về xác định tính hợp pháp của di chúc

Theo thông tin bạn cung cấp sau khi bố mất các đồng thừa kế đã thực hiện thủ tục đồng ý chuyển nhượng phần tài sản thừa kế của bố sang cho mẹ do đó có thể xác định phần tài sản này thuộc sở hữu riêng của mẹ. Năm 2018 mẹ bạn có lập di chúc để lại, vì vậy, cần phải xác định tính hợp pháp của di chúc này. Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; 

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

...

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.” 

Bên cạnh đó, tại Điều 633 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng như sau:

“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”

Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn có lập di chúc để lại nhưng di chúc này không có công chứng, chứng thực, không có người làm chứng, di chúc đánh máy do đó đối chiếu với các quy định của pháp luật thì có căn cứ để xác định di chúc này không hợp pháp. Khi đó, toàn bộ phần di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ được phân chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm tất cả các con và bố mẹ (nếu còn sống tại thời điểm mẹ bạn chết).

Thứ hai, về sang tên di sản thừa kế

Nếu bạn muốn thực hiện thủ tục sang tên tài sản này cho mình thì cần phải có sự đồng ý của tất cả những người thừa kế đã nêu trên. Trường hợp 1 trong những người thừa kế liên quan mà không đồng ý (những người thừa kế không thỏa thuận được) thì một hoặc những người thừa kế liên quan còn lại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế.

Sau khi bản án phân chia di sản thừa kế của Tòa có hiệu lực thì anh có thể liên hệ với phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký sang tên.

Luật sư tư vấn chia thừa kế đất đai, gọi: 1900.6169

3. Yêu cầu phân chia di sản thừa kế đối với di sản là quyền sử dụng đất?

Câu hỏi:

Luật sư (LS) cho tôi hỏi: 1. Ba tôi mất được 1 năm thì ông nội tôi bán nhà, chia tài sản đều cho con trai và gái nhưng bên nhà tôi lại không được nhận!!! Vậy có đúng không? Sau khi bán: Ông nội tôi mua nhà ở cùng 2 chú không vợ và 2 cô không chồng nhưng nhà đứng tên 2 hộ khẩu... của chú út và cô... Nhà mỗi mình tôi cháu trai...cô chú bảo sau này nhà đó của tôi... nhưng làm sao để tôi ở và thừa kế nhà đó hợp pháp ạ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: 

- Xác định di sản, tài sản thừa kế

Trong trường hợp của bạn cần xác định quyền sử dụng đất ông bán thuộc sở hữu của ai. Nếu là tài sản riêng của ông thì ông có toàn quyền định đoạt cho bất cứ ai, tức việc bán và chia cho các con hoàn toàn theo ý chí của ông - cho tặng là đúng quy định. Theo đó, bạn muốn sở hữu quyền sử dụng đất mà ông mua sau khi bán đất đi thì phải thông qua hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc ông lập di chúc để lại di sản thừa kế cho bạn.

Trường hợp thuộc sở hữu chung của ông, bà nội và bà đã mất không có di chúc thì việc bán tài sản là trái với quy định pháp luật vì không được sự đồng ý của các con, trong đó có bố (nhưng bố mất thì bạn và anh chị ẻm khác có quyền) - là những người thừa kế đối với phần di sản bà mất không có di chúc. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi trong trường hợp này thì có quyền khởi kiện tuyên giao dịch vô hiệu và yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

---

4. Tranh chấp đòi lại đất đã chia thừa kế có được không?

Câu hỏi:

Tôi có tình huống muốn hỏi nhờ Luật sư tư vấn giúp! Ông nội tôi có 4 người con, 2 nam 2 nữ đã có gia đình ổn định. Đất của Ông được chia điều cho 2 người con trai (đã làm sổ đỏ). Lúc Ông còn sống chắc không nghĩ tới sau này anh em xảy ra tranh chấp. Vì lúc còn sống khi chia đất có dính căn nhà ông đang ở và vài mét vuông đất vườn. Ông mất đi Căn nhà người em đang ở và thờ cúng Ông.

Nay người Anh kêu địa chính đo đạt lại đất và yêu cầu người em trả lại số đất nói trên và tháo dỡ nữa căn nhà trên phần đất đang thờ cúng Ông theo giấy tờ Ông đã cho thừa kế. Hỏi việc làm đó đúng quy đinh pháp luật không? Nếu Người anh kiện ra tòa thì chính quyền có cưỡng chế nhà đang thờ cúng Ông không? (Khi không thỏa thuận được). Nhờ Luật sư tư vấn. Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Quy định về quyền sử dụng đất đã cấp

Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xác định trước khi mất ông bạn đã thực hiện thủ tục phân chia quyền sử dụng đất cho hai người con trai, hiện tại cả hai người con đều đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được tặng cho này.

Theo quy định của pháp luật đất đai thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất có trách nhiệm sử dụng đúng phần diện tích thuộc sở hữu của mình đã được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Về giải quyết tranh chấp đất đai

Nếu người em có sử dụng phần diện tích đất thuộc sở hữu của người anh và người anh đã được cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất đó thì có căn cứ để người anh khởi kiện yêu cầu người em trả phần diện tích đất này cho mình. Trong trường hợp đã khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền và bản án của Tòa án ghi nhận người em có trách nhiệm trả lại phần diện tích đất cho người anh thì căn cứ để cơ quan thi hành án cưỡng chế xử lý căn nhà để trả lại phần diện tích đất vi phạm.

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo