Công an có quyền bắt người trong mọi trường hợp?
1. Luật sư tư vấn về hình sự
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Vậy, người có thẩm quyền có được bắt người vào ban đêm? Trong những trường hợp nào người có thẩm quyền được bắt người trong trường hợp khẩn cấp?
Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về tố tụng hình sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
2. Công an có quyền bắt người trong mọi trường hợp?
Nội dung đề nghị tư vấn:
Chào luật sư cho tôi hỏi trường hợp, Tôi đang ngủ còn ngủ trên giường thì có 4 người công an vào phòng ngủ tôi, rồi chở tôi đi. không nói lí do hay mục đích, k có giấy mời cũng không có lệnh bắt. lúc đó là 14 giờ 30 phút, đến 17 giờ thì cho tôi về rồi bảo là bị oan. vậy để lấy lại danh dự và nhân phẩm tôi cần làm gì? tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất, về thẩm quyền bắt người
Tại Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định về bắt bị can, bị cáo như sau:
"1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
…
D) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này."
Điều 81. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
"1. Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
A) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
…
C) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:
A) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
…
3. Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này.
…”
Theo quy định trên, việc bắt người trong mọi trường hợp cần phải có lệnh bắt người của cán bộ, cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt người. Trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp, khi thực hiện việc bắt người cơ quan không xó lệnh bắt và không giải thích cho bạn lý do bắt. Do đó, trường hợp này, bạn có quyền khiếu nại về hành vi hành chính của những cán bộ công an đã thực hiện việc bắt bạn. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong trường hợp này sẽ là thủ trưởng đơn vị, cơ quan công an nơi những cán bộ đã bắt bạn làm việc.
- Thứ hai, việc bồi thường danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm
Tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2005 có quy định:
Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
"1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất