Nông Bá Khu

Con thương binh được hưởng chế độ ưu đãi nào?

Những người có công với cách mạng như thương binh, liệt sĩ được hưởng chế độ ữu đãi đặc biệt từ nhà nước. Ngoài ra thân nhân của họ cũng nhận được những ưu đãi, nhằm bù đắp phần nào thiệt thòi của họ và ghi nhận vinh danh những đóng góp của họ cho đất nước. Vậy chế độ ưu đãi dành cho thân nhân của thương bình được hưởng ra sao? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến chế độ ưu đãi đối với thân nhận của thương binh qua nội dung tư vấn sau đây:

1. Luật sư tư vấn về chế độ ưu đãi thân nhân của thương binh

Căn cứ theo Pháp lệnh ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Điều 19 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, điều này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012.

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:

12. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 19

1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

c) Làm nghĩa vụ quốc tế;

d) Đấu tranh chống tội phạm;

đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

e) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

h) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm."

Để nắm rõ các quy định về vấn đề này, bạn cần tham khảo quy định tại Pháp lệnh người có công với cách mạng. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

2. Trường hợp con thương binh được hưởng chế độ ưu đãi nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi hiện là con thương binh hạng 4/4, hiện nay là sinh viên năm 2 của Trường ĐH Lao động xã hội cơ sở II. Năm 2018 tôi tốt nghiệp trung học phổ thông sau đó thi Đại học nhưng không đậu nên tôi nghỉ và ôn thi lại. Năm 2019, tôi thi đậu vào trường ĐH hiện tại nhưng từ lúc tôi đi học cho đến nay ngoài khoản tiền được miễn học phí ra tôi không được nhận khoản nào khác từ địa phương cũng như nhà trường. Vậy theo Luật thì tôi có được nhận thêm khoản trợ cấp nào nữa không?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, theo thông tin chị cung cấp tại Điều 3 thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH thông tư hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ quy định:

"1. Chế độ trợ cấp ưu đãi hàng năm.

2. Chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng."

Các mức trợ cấp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2019 NĐ-CP ngày 15 tháng 08 năm 2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng. Theo phụ lục nghị định số II quy định:

- Con của thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60%; con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy khả năng lao động từ 21% đến 60% được hưởng 815.000 nghìn đồng tiền trợ cấp hàng tháng.

Theo thông tin chị cung cấp thì chị là con của thương binh hạng 4/4 tức là mức suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60%. Vậy nên trợ cấp ưu đãi hàng năm nếu chị không thuộc diện không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học thì sẽ được trợ cấp hàng năm là  815.000 đồng/tháng.

Như vậy ngoài việc được miễn học phí thì chị còn được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp ưu đãi hàng năm nếu thoả mãn điều kiện trên.

Câu hỏi tư vấn 2: Trường hợp của anh trai tôi, anh trai tôi sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng xong thì thi liên thông lên đại học của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, tại trường anh đã đóng tiền học đầy đủ nhưng về địa phương không trả đủ số tiền học phí mà gia đình đã đóng theo quy định miễn học phí. Ở địa phương người ta nói học liên thông không được miễn học phí. Học liên thông 3 năm nhưng gia đình chỉ nhận được hơn 3 triệu tiền hoàn trả học phí của năm nhất còn lại không được nhận bất cứ khoản nào khác. Như vậy thì địa phương có đúng luật không?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, theo thông tin chi cung cấp tôi Đối với trường hợp của anh trai chị quy định tại Nghị quyết 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

"1. Trẻ em học mầm non, học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đang học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp."

Cũng theo quy đinh tại  khoản 1 Điều 7 về đối tượng được miễn học phí của Nghị định này quy định:

"1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng."

Như vậy dù học liên thông nhưng anh chị vẫn được hưởng chế độ miễn học phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169