Nông Bá Khu

Nhờ con gái và con rể đứng tên sổ đỏ nhà đất lấy lại thế nào?

Câu hỏi tư vấn: Mong luật sư giải đáp giúp trường hợp sau: Bác gái tôi có khu đất bị giải tỏa đền bù, khi đền bù thì theo quy định bác được mua một lô đất, các con của bác (nếu đã có gia đình) cũng sẽ được mua mỗi con một lô. Bác có 3 con gái và 2 con trai, nhưng thời điểm đó con trai lớn của bác lại lấy vợ và ở nơi khác, con trai út thì chưa có vợ, 3 con gái thì có chồng nhưng chưa có nhà ở riêng, người nào kinh tế cũng khó khăn nên ở chung với bác.

Nên bác đã gom tiền đền bù để mua 2 lô, một lô đứng tên bác, còn 1 lô đứng tên vợ chồng người con gái thứ hai. Bác cũng nói trước là đứng tên hộ chứ bác chưa chia tài sản, chưa cho. Nhưng đến bây giờ con trai út bác đã có vợ có con và gia đình bác gặp chuyện cần tiền để giải quyết nên bác nói với vợ chồng người con gái thứ 2 là làm thủ tục để bác bán lô đất đó thì người con gái đồng ý còn người con rể nhất định không hợp tác cứ nhận đó là đất của mình. Bác tôi đã nhiều lần gặp con rể nói chuyện tình cảm nhưng anh ấy không tiếp lại còn quát mắng bác. Bác tôi không biết làm thế nào để lấy lại mảnh đất đó rất mong luật sư tư vấn giúp: Bác tôi phải làm như thế nào để lấy lại mảnh đất đó? - Vì nghĩ là người trong gia đình nên bác tôi không làm văn bản thỏa thuận khác khi để vợ chồng người con gái đứng tên bìa đất, nếu bây giờ bác tôi họp gia đình có đầy đủ các con và lập biên bản các con xác nhận con rể bác đứng tên hộ trên bìa đất thì biên bản đó có giá trị pháp luật không ạ?

1. Bố mẹ nhờ con đứng tên nhà đất lấy lại thế nào?

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo như bạn trình bày, thì hiện nay vợ chồng người con gái của bác bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của lô đất đó. Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013:

“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Vậy, việc một người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ xác định người đó là chủ sở hữu đối với đất. Bạn có trình bày lô đất là do bác bạn nhờ vợ chồng con gái út đứng tên hộ để mua và đăng ký quyền sở hữu. Căn cứ duy nhất để khởi kiện đòi lại lô đất trên là “ thỏa thuận giao tiền mua đất và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên, trường hợp này thì lại không có văn bản thỏa thuận nào mà chỉ được thỏa thuận bằng miệng.

Theo như thông tin bạn cung cấp, thì “người con gái có đồng ý”, tức người con gái có thừa nhận về việc bác gái của bạn nhờ đứng tên hộ khi mua đất. Đồng thời, nếu bây giờ bác gái  họp gia đình có đầy đủ các con và lập biên bản các con xác nhận con rể bác đứng tên hộ trên bìa đất thì biên bản đó có giá trị pháp luật.

Như vậy, nếu văn bản trên được lập, có đầy đủ chữ ký của các con thì đây sẽ là căn cứ chứng minh rằng có việc nhận tiền, bàn giao công việc giữa anh rể và bác gái của bạn. Nếu anh rể vẫn không đồng ý về việc chuyển nhượng lại lô đất đó thì bác gái có quyền khởi kiện ra tòa án. Dựa vào chứng cứ và các giấy tờ liên quan, Tòa án sẽ xem xét để ra quyết định có hay không đồng ý yêu cầu của bác gái.

---

2. Đòi lại đất đã chuyển nhượng nhưng chưa làm thủ tục sang tên thế nào?

Câu hỏi:

Em đang gặp một số vấn đề về tranh chấp quyền sử dụng đất mong luật sư giải đáp giúp em. Năm 1995 gia đình em có được ông A chuyển nhượng một lô đất và hiện đang sinh sống trên thửa đất đó. Quá trình chuyển nhượng Có giấy sang nhượng viết tay và người làm chứng nhưng chưa có điều kiện làm giấy chứng nhận QSDĐ. Sau một thời gian gia đình em có mượn sổ đỏ của ông A để tách sổ đỏ thì họ nhiều lần kiếm cớ không cho mượn và đến hiện nay vẫn chưa làm sổ đỏ được. Cách đây mấy năm gia đình em có mở 1 con đường dân sinh 3m đi qua vườn từ đó chia lô đất thành 2 thửa. Cách đây mấy hôm gia đình em phát hiện ra ông A đang làm sổ đỏ lô đất của mình và đứng tên ông A. Khi hỏi địa chính xã thì phát hiện ra lô đất nhà em đã bị tách làm 2 và một lô đã sang tên ông A, hiện ông A đang tiếp tục làm sổ đỏ cho lô còn lại. Quá trình làm sổ đỏ của ông A, gia đình em không hề hay biết và cũng ko được thông báo. Hiện gia đình em đã làm đơn kiến nghị để hoãn hồ sơ của ông A lại. Luật sư vui lòng cho em biết việc làm của ông A có vi phạm tội chiếm đoạt tài sản hay không và mức độ vi phạm như thế nào? Gia đình em phải làm thế nào để lấy lại tài sản của mình. Xin luật sư vui lòng hướng dẫn giúp em!
 
Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, điểm bạn cần lưu ý ở đây là giấy tờ mua bán đất của gia đình bạn với ông A không có hiệu lực pháp luật. Mời bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi để biết chi tiết cụ thể về hợp đồng chuyển nhượng đất cần yêu cầu như thế nào để có hiệu lực:"Hợp đồng chuyển nhượng đất nền có cần công chứng không".

Thứ hai, hậu quả pháp lý khi hợp đồng mua bán đất giữa gia đình bạn với ông A. Mời bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu".

Trong trường hợp của bạn trong trường hợp của bạn, ông A sẽ phải hoàn trả khoản tiền đã nhận từ gia đình bạn từ năm 1995 và cộng thêm với tiền lãi suất tương đương với lãi suất cơ bản của Ngân hàng tính từ thời điểm đó đến nay.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, ông A không có vi phạm về tội chiếm đoạt tài sản như trong tình huống bạn trình bày. Hiện tại, thì quyền sử dụng đất đó vẫn đứng tên ông A và ông A có quyền đối với mảnh đất đó. Còn về phía gia đình bạn chỉ được hoàn trả lại khoản tiền mua đất cùng với lãi suất tương ứng với số tiền, tương ứng với thời gian từ năm 1995 mua đất đến nay.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo