Con dâu có được hưởng thừa kế thế vị không?
Trả lời tư vấn: Để chia thừa kế di sản của cha bạn để lại thì cần xác định được di sản gồm những tài sản nào. Do thông tin bạn đưa ra chưa thực sự rõ ràng nên giả thiết 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nếu 2 căn nhà trên mà không thuộc quyền sở hữu của cha bạn tức là cha bạn không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì 2 căn nhà trên không phải di sản của cha bạn và không được đem ra chia thừa kế
Trường hợp 2: 2 căn nhà thuộc sở hữu của cha bạn đồng nghĩa với việc 2 căn nhà là di sản để chia thừa kế.
Thứ nhất, hợp đồng tặng cho ngôi nhà giữa cha bạn và bạn không có hiệu lực pháp lý. Do hợp đồng tặng cho bất động sản (quyền sử dụng đất gắn liền với quyền sở hữu nhà ở) pháp luật quy định phải được lập bằng văn bản và có công chứng chứng thực. Vậy nên, hợp đồng này sẽ vô hiệu, và các bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận. Như vậy 2 ngôi nhà trên là vẫn là di sản thừa kế của cha bạn.
Thứ hai, cha bạn mất không để lại di chúc, vì vậy di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người thuộc diện thừa kế trước tiên là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”
Và căn cứ vào Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống..” .
Như vậy, trường hợp anh trai của bạn chết trước cha bạn - người để lại di sản thừa kế thì các con của anh trai bạn sẽ được nhận phần di sản mà anh bạn đáng lẽ được hưởng. Vợ của anh bạn không thuộc diện thừa kế thứ nhất cũng không phải đối tượng được nhận phần thừa kế mà anh bạn đáng lẽ được hưởng.
Vậy nên, vợ của anh bạn không được hưởng thừa kế 2 căn nhà trên.
- Hưởng di sản thừa kế theo quy định pháp luật thế nào?
Chào văn phòng luật Minh Gia, cho em hỏi: Bố mẹ chồng em chết cùng năm 1999,và có duy nhất chồng em là con.Nhưng đến năm 2010 chồng em cũng mất vì tai nạn,Vậy giờ luật sư cho em hỏi ngôi nhà +mảnh vườn của bố mẹ em chia như thế nào ak.Em là con dâu và có 2 người con thì có được hưởng hết di sản không? Em xin cảm ơn.
Tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Sau khi bố mẹ chồng của bạn mất, nếu họ để lại di chúc thì sẽ được chia theo di chúc của bố mẹ chồng của bạn, còn khi họ không để lại di chúc thì ngôi nhà, mảnh vườn cùng với toàn bộ tài sản của bố mẹ chồng bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 vì pháp luật luôn tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của cá nhân, cụ thể căn cứ Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Do đó thì chồng của bạn sẽ được hưởng toàn bộ di sản của bố mẹ chồng bạn để lại (nếu không có di chúc hoặc có di chúc và trong di chúc ghi tên chồng bạn được hưởng toàn bộ di sản). Và cũng tương tự như trên, sau khi chồng bạn mất, chồng bạn không để lại di chúc thì toàn bộ di sản này sẽ thuộc về bạn và các con của bạn, mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau trong số di sản đó căn cứ theo điểm a Khoản 1: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”; Khoản 2: “2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau” Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Nhưng nếu chồng bạn mất mà để lại di chúc thì phải chia theo di chúc của chồng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất