Nguyễn Kim Quý

Có thể làm lại Giấy khai sinh khi không còn hồ sơ, giấy tờ chứng minh không?

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định Luât hộ tịch. Về mặt pháp lý tất cả các giấy tờ phải có sự đồng nhất với giấy khai sinh, mọi chênh lệch phải điều chỉnh trùng với thông tin trong giấy khai sinh. Luật sư hỗ trợ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về giấy khai sinh.

Nếu như trước đây làm thủ tục đăng ký khai sinh chỉ được trực tiếp tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền, nhưng hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì đăng ký khai sinh còn được hỗ trợ thực hiện thông qua khai báo điện tử. Nếu bạn đang là nạn nhân của vụ việc này hoặc đang gặp khó khăn cần giúp đỡ, đừng ngần ngại hãy gửi cho chúng tôi qua hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Trình tự, thủ tục xin trích lục bản sao giấy khai sinh, tiến hành đăng ký lại giấy khai sinh.

- Tư vấn về trách nhiệm đăng ký khai sinh.

- Tư vấn về trách nhiệm pháp lý khi không tiên hành đăng ký khai sinh.

Để làm rõ hơn vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Thủ tục đăng ký khai sinh lại.

Nội dung tư vấn: kính gửi văn phòng, tôi xin văn phòng LuatMinhGia tư vấn giúp tôi vấn đề của gia đình tôi như sau... Gia đình tôi có 4 anh em 3 trai và 1 gái tôi là lớn nhất, vào những năm đất nước còn chiến tranh khi bố mẹ tôi mới lấy nhau bố tôi đi bộ đội tận trong Miền Nam mẹ tôi ngoài bắc, năm 1990 tôi một mình chuyển đến nơi ở hiện nay cho đến bây giờ...thời gian đã gần 50 năm giấy khai sinh đã mất...bố tôi cũng đã mất từ năm 2013, mẹ tôi năm 1990 thì bị bệnh tai biến mạch máu não lúc nhớ lúc không tuổi đã già trên 70 rồi...bố mẹ tôi có 1 mảnh đất được cấp từ năm 1978 để sinh sống nhưng chỉ đứng tên bố tôi...vì ngày xưa chỉ làm giấy tờ như vậy và không để lại giấy tờ thừa kế... nay anh em tôi muốn để lại khu đất đó cho riêng tôi quản lý theo dạng thừa kế, khi làm thủ tục thì chính quyền xã nơi bố mẹ và mấy em tôi đang sinh sống đòi hỏi phải có giấy khai sinh của tôi...tôi đã gửi giấy tờ về nơi cũ đã cấp cho tôi giấy khai sinh thì được trả lời không có hồ sơ giấy tờ nào chứng minh tôi đã được cấp giấy khai sinh ở đó, tôi cũng không sinh ra ở đó và những người ngày xưa cấp cho tôi nay cũng không còn ai...tôi về quê mẹ tôi cũng đều được trả lời như vậy...tôi trở ra nơi bố mẹ tôi đang sinh sống cũng được trả lời như vậy vì tôi cũng đã chuyển đi và cắt khẩu từ năm 1990 chính quyền nơi đó chưa bao giờ cấp giấy khai sinh cho tôi...tôi về nơi ở hiện nay thì được trả lời tôi nơi ở hiện nay không có căn cứ nào chứng minh nơi sinh của tôi để cấp vì họ không biết đến nơi nào để xác minh...hiện nay tôi không thể làm được giấy khai sinh cho đúng thủ tục. Vậy tôi viết thư này xin được tư vấn tôi nên làm như thế nào và về đâu để làm cho đúng pháp luật rất mong được phản hồi của các anh các chị ở LuatMinhGia quan tâm tư vấn...tôi xin chân thành cảm ơn...

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã từng làm giấy khai sinh từ trước ngày 1/1/2016 nhưng nơi cũ đã cấp giấy khai sinh cho bạn trả lời là không có hồ sơ giấy tờ chứng minh về việc đã được cấp giấy khai sinh ở đó nhưng không nói rõ nguyên nhân không còn giấy tờ là do mất hay do bạn không đăng ký khai sinh tại đây nên có thể chia thành 2 trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất, nếu sổ hộ tịch và bản gốc giấy tờ bị mất thì bạn sẽ được đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

Để đăng ký lại khai sinh, bạn phải nộp một bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú. Bộ hồ sơ này bao gồm những giấy tờ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 123/2014/NĐ-CP:

+ Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không giữ được bản chính Giấy khai sinh

+ Bản sao những hồ sơ, giấy tờ có những thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của bạn. Những hồ sơ giấy tờ này được quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2015/TT-BTP như sau:

“Điều 9. Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh

Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:

1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

đ) Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại việc sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.

…”

Như vậy, nếu không có bản sao giấy khai sinh đã được cấp hoặc những giấy tờ có giá trị thay thế giấy khai sinh theo quy định của luật thì bạn phải đưa ra những giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 15/2015/TT-BTP.

Trường hợp thứ hai, bạn chưa đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Nếu bạn đã có những hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: chứng minh thư hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc một số giấy tờ khác thì khi bạn có yêu cầu đăng ký khai sinh với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ làm thủ tục đăng ký khai sinh cho bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 15/2015/TT-BTP:

“Điều 8. Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân

1. Trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa được đăng ký khai sinh nhưng có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh.

…”

Trường hợp bạn chưa có giấy tờ cá nhân như trên thì bạn và chưa đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì bạn cần làm thủ tục đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014:

“Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.”

Theo đó, bạn cần cung cấp giấy chứng sinh hoặc văn bản cam đoan của người làm chứng về việc sinh hoặc giấy cam đoan về việc sinh và tờ khai theo mẫu cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ để được giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo