Nguyễn Văn Cảnh

Đăng ký vào lớp 1 cho con nơi không có hộ khẩu thường trú thế nào?

Không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn có được đăng ký nhập học không? Trình tự, thủ tục đăng ký nhập học như thế nào? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Tư vấn quy định về đăng ký nhập học cho con

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy trong quá trình thực hiện quyền học tập của con em, nhiều bậc phụ huynh còn nhiều vướng mắc khi đăng ký nhập học cho con tại nơi không có hộ khẩu thường trú. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể tham khảo quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến Luật Giáo dục, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp đăng ký nhập học cho con tại nơi không có hộ khẩu thường trú

Nội dung câu hỏi:

Kính chào quý luật sư: Tôi có vấn đề này kính nhờ các luật sư giúp đỡ: Vợ chồng tôi là bộ đội và có cháu sinh năm 2013. năm nay vào cấp một. Có đăng ký hộ khẩu thường trú ở ngoại tỉnh. Sau khi bán nhà chuyển về Hà Nội công tác mới. vì chưa có nhà ở Hà Nội nên vợ tôi chuyển hộ khẩu thường trú về quê tại Hà Nam. Và có đăng ký kt2 tại  được 3 năm rồi.Và học mầm non tại Trường MN . Năm nay cháu vào cấp một .Vậy xin cho tôi hỏi:

Một là, cháu có được đăng ký tuyển sinh vào các trường trong Quận đang tạm trú hay không hay không? cháu có mã số tuyển sinh do Trường mầm non cấp. 

Hai là, vợ chồng tôi có đăng ký mua một căn hộ chung cư tại quận khác nơi tạm trú. Nhưng đến tháng 9 mới vào ở được. Muốn xin cho cháu học cấp 1 tại  nơi có chúng cư để được ở gần nhà có được không? và thủ tục như thế nào ạ? Kính mong quý luật sư giúp đỡ cho vợ chồng tôi.  

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề nhập học của cháu nơi có đăng ký tạm trú

Theo quy định tại Điều 42 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT về Ban hành điều lệ trường tiểu học quy định học sinh có quyền như sau:

1. Đ­ược học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.”

Theo đó, mọi học sinh đều có quyền đi học, lựa chọn trường tiểu học tiểu học tại một trường ở nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận nên bạn không phải lo lắng về vấn đề không nhập học được cho con. Cháu hoàn toàn có thể đăng ký tuyển sinh vào các trường tiểu học trong quận đang tạm trú.

Thứ hai, về vấn đề nhập học của cháu nơi không có thường trú, tạm trú

Theo quy định của Điều lệ trường tiểu học quy định học sinh có quyền: Đ­ược học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.”

Như vậy, khi không có tạm trú và thường trú (ngoài nơi cư trú) học sinh vẫn có thể được nhập học. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chỉ khi trường có khả năng tiếp nhập thì cháu mới có thể được học ở trường ngoài nơi cư trú. Thông thường các trường thường ưu tiên những trẻ có hộ khẩu thường trú, các diện chính sách, gia đình khó khăn trước rồi mới xét đến các diện tạm trú, điều này còn phụ thuộc vào quy chế tuyển sinh của từng trường học mà bạn muốn đăng ký cho cháu theo học.

Thứ ba, về hồ sơ, thủ tục để nhập học vào lớp một

Theo quy định của Văn bản hợp nhất 03/ VBHN-BGDĐT  năm 2014 hợp nhất thông tư về Điều lệ trường tiều học do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành. Theo đó, tuổi của học sinh tiểu học được quy định là từ sáu đến mười bón tuổi (tính theo năm). Tuổi vào học lớp một là sáu tuổi; trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em trong diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp một ở độ tuổi từ bảy đến chín tuổi; trẻ em khuyết tật có thể vào học lớp một ở độ tuổi từ bảy đến mười bốn tuổi.

Khi làm thủ tục nhập học cho con vào lớp 1, phụ huynh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Đơn xin nhập học cho con (theo mẫu của từng trường);

– Bản sao giấy khai sinh (kèm theo bản chính để đối chiếu);

– Bản sao sổ hộ khẩu ( kèm theo bản chính để đối chiếu),  giấy hẹn trả kết quả đăng ký thường trú của Công an có thẩm quyền  hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của Công an cấp phường, xã, thị trấn;

Tùy theo quy định về thủ tục tuyển sinh vào lớp một của từng trường, có những trường sẽ yêu cầu thêm Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giấy khám sức khỏe và ảnh của học sinh.

Sau khi hoàn thành hồ sơ bạn nộp bộ hồ sơ này cho phòng tuyển sinh của nhà trường nơi bạn muốn cho con theo học.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề mà bạn đã gửi đề nghị tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo